Moody's và Fitch lần đầu xếp hạng tín nhiệm Home Credit Việt Nam
Moody's đánh giá triển vọng là ổn định
Theo công bố mới đây của Moody's Investors Service đã xếp hạng CFR (đánh giá tín nhiệm dựa trên mối tương quan với các thành viên trong cùng tập đoàn) ở mức B3 cho Công ty tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam trong lần đầu tiên thực hiện đánh giá tín nhiệm đối với công ty này.
Moody's đánh giá triển vọng là ổn định, phản ánh kỳ vọng của Moody’s trong việc Home Credit Việt Nam sẽ duy trì các hạng mục tín nhiệm ổn định trong vòng 12-18 tháng tới.
Mức đánh giá có thể tăng lên nếu công ty cải thiện nguồn vốn và khả năng thanh khoản, đồng thời duy trì chất lượng tài sản và vốn ổn định.
Mức đánh giá CFR B3 cùng với hồ sơ tín nhiệm độc lập b3 của Home Credit Việt Nam cho thấy hiện nay công ty phải đối mặt với các rủi ro tín dụng khá cao trong bối cảnh thị trường tài chính tiêu dùng tín chấp tại Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng.
Thêm vào đó, các khoản vốn huy động và khả năng thanh khoản của Home Credit Việt Nam có thể bị ảnh hưởng do sự gián đoạn có thể xảy ra bởi sự biến động từ thị trường và/hoặc tín dụng. Đánh giá cũng xem xét đến vị thế thị trường vững chắc của công ty cũng như khả năng sinh lời cao và nguồn vốn dự trữ ổn định.
Fitch xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn ở mức B+
Cũng lần đầu tiên xếp hạng tín nhiệm quốc tế một định chế tài chính phi ngân hàng ở Việt Nam, Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của Home Credit Vietnam ở mức B+ và IDR ngắn hạn ở mức B. Triển vọng ổn định.
Xếp hạng của Home Credit Vietnam dựa trên đánh giá của Fitch về hồ sơ tín dụng độc lập của công ty. Phản ánh hiệu quả tài chính và vị trí của công ty trong một thị trường đang phát triển nhưng dễ bị biến động kinh tế hơn. Mô hình kinh doanh của Công ty không được kiểm tra tốt qua chu kỳ và khó đoán trước rủi ro có thể phát sinh từ quy định và hoạt động.
Home Credit Việt Nam hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 và là một trong ba công ty tài chính lớn nhất tại Việt Nam, cùng với Fe Credit và HD Saison. Ba công ty này kiểm soát 76% các khoản phải thu tài chính tiêu dùng của Việt Nam. Home Credit Việt Nam có văn phòng đại diện tại 10 tỉnh phục vụ 7,2 triệu khách hàng và hơn 9.000 cửa hàng bán lẻ ở tất cả 63 tỉnh thành Việt Nam.
Theo Fitch, Home Credit Việt Nam đã duy trì mức vốn hóa lành mạnh với tỷ lệ đòn bẩy trên vốn chủ sở hữu được quản lý dưới 4 lần kể từ năm 2013. Tuy nhiên, công ty tăng các khoản phải thu với tốc độ nhanh hơn so với vốn tự có trong những năm gần đây. Các khoản phải thu tăng 52% trong năm 2017 (2016 là 67%).
Fitch kỳ vọng tăng trưởng vượt quá vốn tự có, được đo bằng tỷ lệ thu nhập ròng trừ cổ tức và mua lại cổ phiếu ròng trước kỳ hạn trung bình, trong ngắn hạn và trung hạn, có thể đẩy đòn bẩy lên từ tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 3,5 x vào cuối năm 2017. Quản lý có chính sách hạn chế đòn bẩy dưới 6x.
Fitch đánh giá Công ty các khoản phải thu của Công ty không ở tỷ lệ thấp, với 2,1% tổng danh mục đầu tư năm 2017 và 2,6% trong năm 2016. Home Credit Việt Nam đã duy trì dự trữ gấp hơn hai lần các khoản phải thu không thực hiện trong hai năm qua, và Fitch cho rằng Công ty có khả năng ghi nhận các khoản phải thu không thực hiện sau 180 ngày do thu nhập dự phòng cao. ROA ở mức cao 11,0% trong năm 2017 (2016 là 11,7%), được hỗ trợ bởi biên lợi nhuận ròng cao 30,3%, tuy nhieein có thể giảm dần khi thị trường bão hòa.
Xem thêm |