Theo Phó Thủ tướng, hiện Việt Nam chỉ còn cách mức khuyến nghị "Đầu tư" 1 bậc theo các tiêu chí của Fitch, 1 bậc theo S&P và 2 bậc theo Moody's. Như vậy, Việt Nam đang có nhiều triển vọng để trở thành quốc gia đầu tư vào năm 2030.
Theo ông Nguyễn Quang Thuân, bối cảnh hiện nay các ngân hàng dư thừa thanh khoản nhưng cũng rất e ngại rủi ro về tín dụng, trong khi đó không phải doanh nghiệp nào cũng khó khăn, ngay cả các doanh nghiệp bất động sản.
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s vừa thông báo duy trì mức xếp hạng tín nhiệm tiền gửi và xếp hạng nhà phát hành của HDBank ở mức B1, nhận định tỷ lệ nợ xấu của HDBank thấp hơn mức bình quân ngành, hiệu quả sinh lời cao, bền vững.
Trong báo cáo đánh giá tín nhiệm được công bố cuối tuần trước, Moody’s Investors Service (Moody’s) đã giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm cơ sở (BCA) ở mức Ba3, đồng thời cho biết VPBank có thể đạt xếp hạng cao hơn nếu không bị giới hạn bởi trần quốc gia Việt Nam (Ba3).
Bộ Tài chính cho biết, ngày 26/5, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".
Theo Fitch, mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt quốc tế đã làm gia tăng các mối đe doạ đối với sự ổn định tài chính vĩ mô và có thể làm suy yếu khả năng sẵn sàng trả nợ công của nước này.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's nâng triển vọng phát triển của SeABank từ ổn định lên tích cực; đồng thời, giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng ở mức B1 năm thứ ba liên tiếp.
15 ngân hàng trong diện điều chỉnh bao gồm ABBank, HDBank, Vietcombank, BIDV, LienVietPostBank, MB, OCB, SeABank, TPBank, Agribank, VIB, VietinBank, VPBank và Techcombank.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings mới đâu lần đầu tiên đánh giá Ngân hàng ANZ Việt Nam có bậc xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (Long-term Issuer default ratings – IDR dài hạn) bằng ngoại tệ ở mức “BB” và IDR dài hạn bằng nội tệ ở mức “BBB-”, cùng với đó là triển vọng tích cực.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ở mức “BB” và triển vọng là tích cực.
Theo giới phân tích, S&P và các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm lớn khác trên toàn cầu sẽ phải đối mặt với một thị trường mà thông lệ không giống với các quy tắc tại các thị trường phát triển. Trong khi họ sẽ còn phải cạnh tranh với các công ty xếp hạng nội địa.
Bà Lisa Cook cho rằng điều chỉnh tỷ lệ lãi suất về mức trung lập có thể là điều phù hợp trong thời gian tới, song quyết định cụ thể sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế mới.