|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mía đường vẫn khốn khó: Tồn kho tăng cao nhưng tiêu thụ chậm chạp

07:00 | 17/01/2018
Chia sẻ
Mặc dù Chính phủ, các Bộ ngành và Hiệp hội Mía đường đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nhưng đến nay ngành mía đường vẫn đang rất khó khăn.
mia duong van gap kho ton kho tang cao nhung tieu thu cham chap Mía đường ASEAN, từ năm 2018
mia duong van gap kho ton kho tang cao nhung tieu thu cham chap Hội nhập ATIGA, ngành mía đường vẫn có thể hưởng lợi khi nhà nhà kêu khó
mia duong van gap kho ton kho tang cao nhung tieu thu cham chap Ngành mía đường lại muốn bảo hộ để ‘đuổi’ đường ngoại

Mía đường Việt Nam vẫn nhiều khó khăn

Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, niên vụ mía đường 2016 - 2017 là năm có nhiều biến động bất thường mưa lũ và ảnh hưởng Elnino ở các tỉnh phía Bắc, hạn hán xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nên hầu hết các nhà máy đường đều vào vụ muộn khoảng một tháng so với những năm trước.

Bên cạnh đó, tiêu thụ trong nước cũng chậm chạp khiến lượng tồn kho tăng cao nhất từ trước đến nay, có thời điểm cao nhất 700 ngàn tấn. Hiện nay, niên vụ 2017 - 2018 đã vào vụ gần 2 tháng, nhưng lượng đường tồn của niêu vụ cũ (hơn 200 ngàn tấn) vẫn tiêu thụ chưa hết và bán rất chậm.

mia duong van gap kho ton kho tang cao nhung tieu thu cham chap
Mía đường gặp khó: Tồn kho tăng cao nhưng tiêu thụ chậm chạp. (Ảnh: Reuters)

Hiện nay, giá đường đang ở mức rất thấp, nhiều nhà máy đã phải bán bằng giá đường nhập lậu. Một số nhà máy đã phải bán dưới giá thành nhưng tiêu thụ vẫn rất khó khăn; thậm chí có nhà máy đã phải tạm dừng sản xuất. Trong khi đó, giá mua mía cho người trồng nguyên liệu vẫn mua bằng niên vụ 2016 - 2017, thậm chí có nơi địa phương quy định giá mía nguyên liệu yêu cầu các nhà máy mua cao hơn năm trước.

Việc xuất khẩu tiểu ngạch mặt hàng đường qua các cửa khẩu phụ cũng gặp nhiều khó khăn.

mia duong van gap kho ton kho tang cao nhung tieu thu cham chap

Riêng năm 2016 hầu như không xuất khẩu được. Năm 2017, do một số doanh nghiệp được phép xuất khẩu qua một số cửa khẩu phụ tại Lào Cai (từ tháng 8/2017) nên đã xuất khẩu được khoảng 2.500 tấn.

Nguyên nhân dẫn tới xuất khẩu tiểu ngạch đường gặp khó khăn và giảm dần là, nước nhập khẩu tăng cường biện pháp chống buôn lậu và kiểm soát chặt nhập lậu. Tại thị trường trong nước, mặt hàng này lại phải cạnh tranh quyết liệt với hàng tạm nhập tái xuất hàng đông lạnh và đường (cạnh tranh về “phí” qua cửa khẩu) và giá đường trong nước cao.

Ngoài ra, buôn lậu hoạt động gia tăng ở hầu hết các tỉnh biên giới Tây Nam, và được bán gần như công khai ở nhiều tỉnh, thành phố.

Hiệp hội Mía đường "cầu cứu" Thủ tướng

Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa kiến nghị Thủ tướng thành lập tổ công tác liên ngành nhằm kiểm tra đánh giá việc thực hiện tạm nhập tái xuất đường đã được cấp phép (220.000 tấn) đến hết ngày 31/12/2017 cho các doanh nghiệp tại tỉnh Lào Cai. Theo đó, tổ công tác sẽ bao gồm Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Hiệp hội Mía đường Việt Nam.

Đối với lượng đường đã tạm nhập chưa tái xuất (được biết các doanh nghiệp Lào Cai đang tồn kho khoảng gần 40 ngàn tấn), Hiệp hội đề nghị thực hiện đúng quy định tại khoảng 4, Điều 11, Chương 3 Nghị định 187/2013/ NĐ-CP, ngày 20/11/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Đối với số lượng còn lại trong giấy phép, Hiệp hội đề nghị không xem xét gia hạn như kiến nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Bộ Công Thương mà khuyến khích các doanh nghiệp tiêu thụ đường trong nước, vì giá đường trong nước hiện nay đang rất thấp (thậm chí đã bằng giá đường nhập lậu). Thực tế, hiện tại có doanh nghiệp kinh doanh đường đang xuất khẩu tiểu ngạch đường trong nước thông qua cửa khẩu phụ tại tỉnh Lào Cai, nhưng bị hàng tạm nhập tái xuất cạnh tranh quyết liệt, nên rất khó xuất khẩu.

Thanh Tùng