|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hội nhập ATIGA, ngành mía đường vẫn có thể hưởng lợi khi nhà nhà kêu khó

11:49 | 20/12/2017
Chia sẻ
Hội nhập ATIGA, Việt Nam bước tiếp đến ngưỡng cửa phải xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường chính thức từ ngày 01/01/2018, trong khi nhiều doanh nghiệp mía đường trong nước than khó và muốn kéo dài bảo hộ thì một số đơn vị khác đã có được lối đi riêng, xem thách thức là cơ hội để mở rộng ngành đường với chiến lược: Đường không chỉ sản xuất từ mía mà còn từ đường thô.
hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho DN mía đường, đầu tư tài chính, xây dựng chạy đua làm năng lượng sạch
hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho Nên để nông dân trồng mía đối mặt với ATIGA

Cạnh tranh không dễ

Theo báo cáo phân tích ngành mía đường của FPTS phát hành cuối tháng 7/2017, năng lực cạnh tranh của ngành mía đường trong nước kém hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Nguyên nhân chính do giá thành mía nguyên liệu còn cao, trong khi giá mía ở Thái Lan chỉ khoảng 600 ngàn đồng/tấn thì ở Việt Nam vào khoảng 900-1,200 ngàn đồng/tấn. Vấn đề này tồn tại từ lâu bởi quy mô nhỏ lẻ, giống mía, vùng nguyên liệu ở nước ta chưa phân bổ hợp lý, trình độ kỹ thuật còn thấp, hiệu suất thu hồi đường trong mía chưa cao…

Năng suất trồng mía của Việt Nam chỉ đạt bình quân 65 tấn/ha, thấp hơn so với trung bình của thế giới là 68 tấn/ha và các nước sản xuất mía lớn như Brazil 67 tấn/ha, Ấn Độ 70 tấn/ha, Trung Quốc 70 tấn/ha và Thái Lan 77 tấn/ha. Tỷ lệ chuyển đổi mía thành đường của Việt Nam cũng chưa hiệu quả, với mức trung bình 14 tấn mía cho sản xuất 1 tấn đường trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan và Brazil chỉ khoảng 8-9.

Các yếu tố này khiến giá thành đường Việt Nam cao hơn 45% so với Thái Lan và 72% so với Brazil.

hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho
hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho
hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho

Nhà nhà than khó

Bên cạnh vị thế thấp trên bản đồ thế giới, Việt Nam cũng phải đối mặt với tình trạng đường nhập lậu tương đối lớn. Theo thông tin từ VSSA, vụ 2016/2017 này, lượng đường nhập lậu có thể lên đến 400 ngàn tấn, chiếm 30% tổng sản lượng đường sản xuất của Việt Nam (ước tính 1.23 triệu tấn); thặng dư dự báo 77 ngàn tấn với mức tồn kho vẫn tăng (cuối quý 3/2017, tồn kho đường vẫn còn hơn 700,000 tấn).

Kể từ sau vụ 1999/2000 đến nay, diện tích mía cả nước giảm bình quân 0.4%/năm. Tại vụ 2015/2016 gần đây, cả nước còn 284 ngàn ha mía, giảm 20.6 ngàn ha so với năm trước đó; sản lượng mía cũng giảm 1,600 ngàn tấn xuống mức 18.3 triệu tấn; chữ đường bình quân mía tại nhà máy cả nước khoảng 9.64 CCS, thấp hơn gần 0.56 CCS.

Điệp khúc than khó của nhiều doanh nghiệp mía đường không phải mới mà đã tồn tại trong thời gian dài và được chống đỡ một phần nhờ chính sách bảo hộ trong nước.

Với hàng rào hạn ngạch và thuế nhập khẩu, mặt hàng đường nếu có hạn ngạch sẽ được hưởng thuế suất ở mức 5% khi nhập khẩu từ các nước ASEAN, mức 25% và 40% lần lượt cho đường thô hay đường trắng từ bên ngoài ASEAN. Còn nếu không có hạn ngạch, thuế suất thuế nhập khẩu đường sẽ là 80% đối với đường thô và 85% đối với đường trắng.

Tuy nhiên, các rào cản bảo hộ này đang dần được gỡ bỏ, nấc thang tiếp theo là ngưỡng cửa xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường trong khối ASEAN chính thức từ ngày 01/01/2018 theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Theo báo cáo của FPTS, trong khối ASEAN, Thái Lan là nước có sản lượng đường lớn nhất, chiếm đến 62% sản lượng đường cả khu vực và cũng là quốc gia duy nhất xuất khẩu ròng.

hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho

Trong những tháng cuối năm này, việc than khó càng lên cao trào khi giá đường tiếp tục giảm nhưng không bán được hàng, trong khi đó đường tồn kho ngày càng tăng. Theo thông tin từ Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá bán buôn đường trên thị trường tháng 11/2017 tiếp tục xu hướng giảm do đến đầu năm 2018, mặt hàng này sẽ phải thực hiện theo lộ trình ATIGA nên các doanh nghiệp sử dụng đường chờ đợi để được mua với giá rẻ.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) còn kiến nghị Chính phủ kéo dài thời gian xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường đến năm 2022 thay vì sẽ thực hiện từ đầu năm 2018 như cam kết. Tuy nhiên theo thông tin tại ĐHĐCĐ thường niên 2017, đại diện CTCP Mía đường Lam Sơn (Mã: LSS) cho rằng việc xin hoãn ATIGA của VSSA là rất khó do Hiệp định đã ký từ năm 2009.

Trên thế giới, Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA và Tổ chức đường quốc tế ISO dự báo sản lượng đường niên vụ 2017/2018 tăng mạnh và thặng dư trên toàn cầu. Do đó giá đường trong những tháng tới khả năng tiếp tục xu hướng giảm.

hoi nhap atiga nganh mia duong van co the huong loi khi nha nha keu kho

Vẫn có những doanh nghiệp vẫn sống khỏe, nhờ đâu?

Khó chồng khó nhưng có những ông lớn lại chọn thời điểm này để bước vào sân chơi ngành mía đường. Gần đây, Vinamilk (Mã: VNM) đã chi khoảng 1,000 tỷ đồng để sở hữu 65% vốn Công ty Đường Khánh Hòa và đổi tên công ty này thành CTCP Đường Việt Nam (Vietsugar).

Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk cũng chia sẻ về mục tiêu khép kín chuỗi cung ứng nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất của Vinamilk. Hiện Đường Khánh Hòa đã đạt công suất 10,000 tấn mía/ngày, luyện đường thô khoảng 1,000 tấn/ngày. Trong thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư mở rộng công suất lên 15,000 tấn mía/ngày; luyện đường thô độc lập 2,000 tấn/ngày.

Hay như mới đây Tập đoàn Kido (Mã: KDC) chính thức công bố bước chân vào mảng đường thông qua việc ký kết hợp tác với Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) – đơn vị sở hữu Đường Thành Thành Công Biên Hòa (Mã: SBT, vừa nhận sáp nhập Đường Biên Hòa) và chi phối 40% thị phần ngành đường trong nước. Từ năm 2018, KDC sẽ phân phối độc quyền một số sản phẩm của Đường Biên Hòa và sau đó là viễn cảnh phát triển nhãn hàng riêng.

Tại buổi lễ ký kết hợp tác giữa TTC và KDC trên, ông Thái Văn Chuyện – Chủ tịch Hội đồng điều hành Tập đoàn TTC chia sẻ, nhiều người quan tâm đến đường sản xuất từ mía mà ít quan tâm đến đường sản xuất từ đường thô. Hiện nay nhiều đơn vị gặp khó khăn về vùng nguyên liệu từ mía, chỉ những đơn vị nào chủ động tìm hướng phát triển thì mới có thể tồn tại được.

Nguyên liệu nào có ưu thế hơn (mía hay đường thô) thì sẽ được sử dụng. Riêng TTC sẽ chủ động cân bằng cả hai nguồn nguyên liệu này. Hiện SBT đã có kế hoạch nâng công suất đường luyện từ đường thô thông qua việc đầu tư hai nhà máy tại Tây Ninh và Biên Hòa.

Trước đó, HĐQT SBT đã phê duyệt chủ trương đầu tư trên với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản phẩm từ mía sang tập trung vào đường thô để sản xuất đường nhằm thích ứng trong quá trình hội nhập và cạnh tranh. Trong đó, nhà máy tại Tây Ninh của SBT hiện có công suất 200,000 tấn/năm (đường sản xuất từ mía 100,000-120,000 tấn/năm, từ đường thô 80,000-100,000 tấn/năm).

Nhà máy tại Biên Hòa có công suất 100,000 tấn/năm (đường sản xuất từ mía 60,000 tấn/năm, từ đường thô 40,000 tấn/năm). Sau khi đầu tư, công suất sản xuất đường tối thiểu tại nhà máy Tây Ninh đạt 300,000 tấn/năm và Biên Hòa là 180,000 tấn/năm, hướng đến toàn bộ đều là đường luyện từ đường thô.

Ông Thái Văn Chuyện khẳng định hội nhập ATIGA cũng là cơ hội cho TTC mở rộng ngành đường với mục tiêu lên 1 triệu tấn đường/năm (công suất hiện nay đạt hơn 650,000 tấn đường/năm).

Còn về phía Mía đường Lam Sơn (HOSE: LSS), tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 đơn vị này cho biết đã chuẩn bị cho ATIGA từ nhiều năm nay. LSS tập trung tạo hệ thống giống mía mới, đổi công nghệ chế biến đường, chú trọng những vùng nguyên liệu có diện tích lớn… Bên cạnh đó, LSS cũng sẵn sàng hội nhập với mục tiêu hàng năm nhập khẩu và mua trong nước 30-40% sản lượng sản xuất trở lên để tinh luyện và sản xuất sản phẩm mới có giá trị tăng cao từ mía đường.

Câu chuyện tại Tập đoàn TTC hay LSS cũng là xu hướng chung trên thế giới. Theo báo cáo của FPTS, nếu như vụ 2000/2001 tỷ lệ đường thô và đường tinh luyện xuất khẩu của các nước trên thế giới là 55-45 thì đến vụ 2015/2016 tỷ lệ này là 65-35.

Các quốc gia nhập khẩu đang có xu hướng nhập khẩu đường thô về tinh luyện trong nước để tạo giá trị gia tăng. Vụ 2015/2016, sản lượng đường thô xuất khẩu của Brazil là 19.5 triệu tấn (chiếm 82% tổng sản lượng đường xuất khẩu), Thái Lan 4.8 triệu tấn (chiếm 64%), Ấn Độ 0.15 triệu tấn (chiếm 7%).

Theo thông tin từ VSSA, chênh lệch danh nghĩa giữa giá đường trắng và đường thô (the differential between “the ISO white sugar price index” and “the ISA daily price”) trong tháng 9/2017 là 54.67 USD/tấn, trong nửa đầu tháng 11/2017 là 61.07 USD/tấn. Mức chênh lệch trung bình 3 năm qua là 85.43 USD/tấn. Dự báo chênh lệch vẫn không có sự hồi phục đáng kể do trong niên vụ 2017/18 thị trường có thêm lượng xuất khẩu lớn đường trắng từ EU, Pakistan và Nga.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.