|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

DN mía đường, đầu tư tài chính, xây dựng chạy đua làm năng lượng sạch

07:30 | 18/12/2017
Chia sẻ
Hiện nay, Chính phủ có những cơ chế riêng nhằm phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió bởi đặc tính dễ sử dụng và không gây hại cho môi trường. Nắm bắt cơ hội này, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển hướng kinh doanh, chạy đua trong cuộc cách mạng năng lượng sạch, dù chi phí ban đầu khá đắt đỏ...
 
dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach Hàn Quốc đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời hơn 10.000 tỷ đồng tại Bạc Liêu
dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach Tập đoàn Hoành Sơn xây nhà máy điện mặt trời gần 1.500 tỷ tại Hà Tĩnh

Mía đường, bất động sản “chạy đua” kinh doanh điện

Sau quyết định ban hành của Chính phủ về năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển sang đầu tư trong lĩnh vực này.

Đầu tiên phải kể đến dự án điện mặt trời Ninh Thuận (Thiên Tân Solar) của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thiên Tân – doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật...

Được biết, Thiên Tân Solar được xây dựng tại xã Phước Ái, tỉnh Ninh Thuận với tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ USD, diện tích đất dự kiến khoảng 1.400 ha. Dự án được có 5 nhà máy (giai đoạn 2017 – 2020), trong đó nhà máy đầu tiên có công suất 50 MW được khởi công năm 2017 và đưa vào vận hành năm 2018. Theo kế hoạch, năm 2020 công ty sẽ hoàn tất việc xây dựng 5 nhà máy, riêng hai nhà máy 4 và 5 đều có công suất 300 MW.

Một trong những thương vụ đình đám vào cuối tháng 6, sau khi nhận chuyển nhượng mảng mía đường từ Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết công ty đã lên kế hoạch chi 1 tỷ USD triển khai 20 dự án điện mặt trời tại Tây Ninh (công suất 324MW), Bình Thuận (300 MW), Ninh Thuận (300 MW), Huế (30 MW), Gia Lai (49 MW)… suất đầu tư tối đa 20 tỷ/MW với thời gian hoàn vốn dưới 12 năm.

Đến năm 2020, TTC dự tính đạt công suất 1.000 MW điện mặt trời, 40 MW điện gió, chiếm 73% tỷ trọng toàn ngành năng lượng của tập đoàn, còn lại là 222 MW thủy điện, chiếm 16% và nhiệt điện 150MW, chiếm 11%.

Ngoài ra, CTCP Mía đường Thành Thành Công – Biên Hòa cũng lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán của Singapore trong hai năm tới, sẽ phát triển các dự án năng lượng mặt trời có công suất 200 MW.

dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach
Điện mặt trời đang được khuyến khích phát triển ở Việt Nam

Một doanh nghiệp khác là CTCP Bamboo Capital (Mã: BCG), hồi tháng 5 cho biết đang triển khai kế hoạch 100 triệu USD và đầu tư cho 4 dự án tại Long An, Quảng Nam và Gia Lai. Riêng đối tác Green Egg cũng đã tiến hành đầu tư 10 triệu USD trái phiếu chuyển đổi vào BCG để triển khai các dự án năng lượng mặt trời tại Long An và sẽ là đầu mối kết nối cho các nhà đầu tư tại Hàn Quốc.

Tháng 12, Bamboo Capital thành lập CTCP Năng lượng Mặt trời Tân Thạnh 1 với vốn điều lệ 250 tỷ đồng, trong đó BCG góp 60% vốn điều lệ. Đồng thời, Bamboo Capital góp thêm 92 tỷ đồng, tương đương 40% vốn điều lệ vào BCG Energy. Cả hai công ty mới đều hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Trong tháng này, CTCP Thủy điện Miền Trung (Mã: CHP) cũng quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trìnhnhà máy điện mặt trời Cư Jút Đắk Nông với mục tiêu bán điện lên Hệ thống điện Quốc gia. Thời gian thi công dự kiến trong vòng 1 năm, từ tháng 12/2017 và bàn giao đi vào vận hành thương mại vào tháng 6/2019.

Được biết, nhà máy điện mặt trời Cư Jút có công suất lắp máy 62 MWp phía điện một chiều và 50 MW phiá điện xoay chiều. Điện lượng bình quân năm là 94,71 triệu kWh (với tần suất 65%). Tổng mức đầu tư dự án 1.367 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư và dự kiến phần bổ nguồn vốn theo tiến độ gồm vốn tự có của EVNCHP và vốn vay thương mại.

Nước ngoài cũng chen chân làm năng lượng sạch tại Việt Nam

Không chỉ riêng doanh nghiệp trong nước mà nhà đầu tư nước ngoài cũng thể hiện sự quan tâm đối với các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Vào tháng 11, dự án điện mặt trời tại huyện Đông Hải được dự kiến tiển khai do Tập đoàn SY GROUP đến từ Hàn Quốc làm chủ đầu tư. Dự án chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 50 MW và giai đoạn 2 sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất nhà máy lên 300 MW. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 - 2019.

Một Tập đoàn khác của Hàn Quốc là Hanwha (Hàn Quốc) cũng dự kiến đầu tư khoảng 200 triệu USD vào dự án điện mặt trời tại Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, Tata Power – công ty con của Tập đoàn Tata (Ấn Độ) cũng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng và Ninh Thuận.

Ngày 13/12, Liên doanh tổng thầu Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC - Mã: PVX), Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) và công ty Singapore ký hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi. Tổng công suất dự án là 1.200 MW, trong đó dự kiến đầu tư giai đoạn 1 từ năm 2018 - 2021 sẽ đưa vào vận hành 60 MW, giai đoạn 2 từ năm 2021 - 2023 sẽ đưa vào vận hành 600 MW.

Việc sử dụng năng lượng sạch đang được hưởng ứng mạnh mẽ mặc dù chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết tăng công suất điện lên 14% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2030. Tuy nhiên, các nhà máy điện mặt trời sẽ phải phải cạnh tranh gay gắt với những nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu có chi phí đầu tư thấp như than đá và khí đốt.

dn mia duong dau tu tai chinh xay dung chay dua lam nang luong sach

Trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 11//2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Theo đó, Nhà nước sẽ mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án hòa lưới với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.086 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, tương đương 9,35 UScent/kWh).

Nhà đầu tư dự án điện năng lượng mặt trời được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%/năm trong vòng 15 năm đầu tiên, được miễn trong vòng 4 năm tiếp theo và giảm 50% trong 9 năm sau đó. Ngoài ra, dự án điện mặt trời được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án.

Châu Âu đứng đầu về sử dụng năng lượng sạch

Thế kỷ XXI đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của ứng dụng khoa học - công nghệ, một nền tảng vô cùng quan trọng trong việc phát triển cách mạng năng lượng sạch. Ngày nay, nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió... được kỳ vọng có thể thay thế các nhà máy nhiệt điện, giúp giảm chi phí phát điện và việc trữ lượng dầu mỏ đang dần cạn kiệt trong tương lai.

Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào đầu năm 2017, Đức hiện đứng đầu thế giới về công suất phát điện mặt trời với 39,27GW; mục tiêu tỷ lệ điện năng lượng tái tạo trong tổng thể điện quốc gia tối thiểu 35% trước năm 2020.

Trung Quốc đứng thứ hai (35,78 GW), quốc gia này tuyên bố sẽ giảm hơn 20% năng lượng hóa thạch (chủ yếu là than) trước năm 2030.

Thứ ba là Nhật Bản (23,3 GW), đặt mục tiêu đạt công suất 28 GW trước năm 2020. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ (18,3 GW), Ý (17,9 GW), Tây Ban Nha (5,6 GW), Pháp (5,2G W)... cũng tập trung lắp đặt hệ thống điện mặt trời và nâng công suất nguồn năng lượng tái tạo này

Nhật Huyền