|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Mì gói siêu cay Hàn Quốc gây sốt khắp thế giới, muốn bành trướng nhà máy tại Mỹ

09:35 | 28/01/2020
Chia sẻ
Tương tự như K-pop, mì gói Hàn Quốc cũng có rất nhiều người hâm mộ bên ngoài quê nhà.

Nongshim, công ty sở hữu thương hiệu mì cay Shin Ramyun, mới đây quyết định sẽ xây dựng nhà máy thứ hai tại Mỹ, trong khi đó đối thủ Samyang Foods cũng tăng cường sản xuất tại Hàn Quốc để xuất khẩu sang Trung Quốc và Đông Nam Á.

Hàn Quốc vẫn đang là quốc gia tiêu thụ mì gói nhiều nhất thế giới. Theo số liệu từ Hiệu hội Mì ăn liền Thế giới, người Hàn Quốc ăn 75 bữa mì mỗi năm trung bình. Con số này vượt qua "thành tích" 55 bữa cuả người Việt và cao hơn 70% so với người Nhật Bản.

Thế nhưng, trong bối cảnh thị trường mì gói nội địa bão hoà do tỉ lệ sinh giảm, các nhà sản xuất mì gói Hàn Quốc đang tìm đường mở rộng ra nước ngoài.

(Nguồn: Nikkei/ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt hoá: Thái Sơn)

(Nguồn: Nikkei/ Hiệp hội Mì ăn liền thế giới, Việt hoá: Thái Sơn)

Dẫn đầu xu hướng là mì Nongshim Shin Ramyun và một số mặt hàng đồ ăn liền vị cay khác gắn liền với phong cách Hàn Quốc.

Ở thời điểm hiện tại, Nongshim, công ty dẫn đầu thị trường ở Hàn Quốc, đang có 4 nhà máy ở nước ngoài, bao gồm 3 nhà máy ở Trung Quốc và 1 nhà máy ở Mỹ.

Đầu năm nay, hãng sẽ thực hiện xây dựng nhà máy thứ hai tại Mỹ với tổng đầu tư 200 triệu USD ở Corona, Californina. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2021.

Nongshim hiện đang có nhiều hợp đồng lớn với các nhà bán lẻ Mỹ, bao gồm Walmart và Kroger. Vài năm trở lại đây, công ty liên tục đón nhận tăng trưởng hai chữ số tại Mỹ.

Nhà máy mới "sẽ có vai trò quan trọng trong mục tiêu chinh phục thị trường Mỹ - Latinh", đại diện Nongshim nói. Nikkei cho biết Nongshim đặt kế hoạch tăng doanh số bán hàng lên mức 600 triệu USD vào thời điểm năm 2025 tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Về phần mình, Samyang Foods cũng tuyên bố vào hôm 9/12/2019 rằng sẽ đầu tư 112 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới ở khu vực ngoại ô Busan. Nhà máy này đi vào hoạt động vào năm 2023.

Trong nhóm sản phẩm siêu cay, sản phẩm mì khô và mì cay vị gà của Samyang Foods đang đón tăng trưởng ấn tượng ở Trung Quốc và Đông Nam Á.

Mì ăn liều siêu cay kiểu Hàn Quốc gây sốt trên thế giới - Ảnh 2.

Một sản phẩm mì siêu cay của Nongshim (Ảnh: Reuters)

Samyang kì vọng sẽ thể đạt doanh số bán hàng ở các thị trường nước ngoài chạm mốc 270 tỉ won trong năm 2019, tăng gấp 10 lần so với cùng kì 4 năm trước đó.

Để đáp ứng nhu cầu lớn từ các thị trường quốc tế, nhà máy mới nói trên của Samyang sẽ tập trung phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Theo Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc, xuất khẩu mì ăn liền tới Trung Quốc đạt mức 240 triệu USD trong năm 2019, tăng gấp ba lần trong giai đoạn 5 năm.

Ở Trung Quốc, nơi 40 triệu bữa mì ramen được tiêu thụ mỗi năm, tầng lớp trung lưu ngày càng thích các sản phẩm mì gói đắt tiền. "Chúng tôi kì vọng thị trường sẽ phát triển mạnh dựa trên nhu cầu của nhóm người tiêu dùng trẻ", một đại diện của Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc, nói.

Được biết, thị phần mì gói tại Trung Quốc vẫn chủ yếu thuộc về các thương hiệu nội địa.

Nikkei dự đoán các nhà sản xuất mì Hàn Quốc sẽ phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới trong tương lai gần sau khi đạt được thành công ở thị trường ngách là món mì siêu cay. Bằng cách này họ có thể gia tăng được lợi nhuận của mình.

Thái Sơn

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.