Nhân sự và phân phối: 2 trở ngại đặc thù của công ty sản xuất mì ăn liền thực vật
Khi các bác sĩ nói với Mason Arnold rằng anh và hai con nên chọn những thực phẩm không chứa gluten (một loại protein không tan trong nước) để bảo vệ sức khỏe, anh nghĩ đến việc tạp ra những món ngon và lành mạnh để thay thế những món mà anh ưa thích.
"Tôi không muốn các con phải nhịn món mì spaghetti hay thịt viên. Mọi cha, mẹ cũng đều muốn con ăn nhiều rau nữa", Mason thổ lộ với INC.
Khởi nghiệp để tạo ra thực phẩm không chứa gluten
Hoàn cảnh của gia đình thôi thúc Mason thành lập Cece's Veggie - công ty sản xuất mì ăn liền và các sản phẩm thay thế gạo từ rau tươi.
Mason Arnold bước trong vườn nguyên liệu của công ty. Ảnh: INC
Trong giai đoạn đầu Cece's Veggie luôn trong tình trạng thiếu tiền. Thậm chí Mason từng phải dùng thẻ tín dụng 1-2 lần để xoay sở tài chính.
Mãi tới năm 2016, tình trạng thiếu tiền mới chấm dứt do Mason nhận 100.000 USD từ một số nhà đầu tư thiên thần và khoản vay 1 triệu USD có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.
Đơn hàng tăng nhưng đà tăng trưởng chậm
Mặc dù vậy, đà tăng trưởng vẫn chậm do năng lực sản xuất không đáp ứng số lượng đơn hàng. Một năm sau, Mason huy động thành công 14 triệu USD để xây một nhà máy có diện tích tới gần 3.800 m2 ở thành phố Austin với khả năng sản xuất lớn hơn.
Sau đó, số lượng nhân sự của công ty tăng lên 200 và họ sản xuất hàng loạt sản phẩm mới như mì củ cải, mì ống và phô mai thực vật từ bí, súp lơ và bông cải xanh. Hiện tại, Mason đang nghiên cứu một số loại súp thực vật.
Một số sản phẩm mì ăn liền thực vật của Cece's Veggie. Ảnh: Cece's Veggie
"Vị của sản phẩm phải phù hợp với kì vọng của người tiêu dùng", Darren Seifer, một nhà phân tích thực phẩm và đồ uống cho công ty nghiên cứu thị trường NPD, phát biểu.
Darren nhận định Cece's Veggie tành công nhờ tạo ra những sản phẩm quen thuộc với người dân.
"Nếu người tiêu dùng cảm thấy mùi và vị của sản phẩm đúng như kì vọng, họ sẽ chuyển sang sản phẩm mới", Darren bình luận.
Thách thức về nhân sự và thời hạn sử dụng
Mason kì vọng doanh thu của công ty sẽ đạt 35-40 triệu USD trong năm nay. Tuy nhiên, công ty phải xử lí nhiều thách thức trong khâu phân phối. Những loại mì đặc trưng của công ty có thời hạn sử dụng chỉ hai tuần. Vì thế, tăng thời hạn sử dụng là điều quan trọng.
Quá trình chế biến mì ăn liền thực vật của Cece's Veggie phải diễn ra trong môi trường có nhiệt độ 38 độ C để bảo đảm chất lượng ở mức cao nhất. Ảnh: Cece's Veggie
Giống như mọi doanh nhân, Mason thừa nhận tuyển dụng luôn là vấn đề khó. Xác định những nhân tài phù hợp với Cece's Veggie càng khó hơn: Họ phải có khả năng chịu mức nhiệt độ 38 độ C trong xưởng chế biến mì.
"Đó là mức nhiệt độ cần thiết để mì thực vật luôn giữ nguyên hương vị tươi, ngon của rau. Rất ít người có thể thực hiện tốt công việc đó", Mason nói.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/