Nhân sự và phân phối: 2 trở ngại đặc thù của công ty sản xuất mì ăn liền thực vật

Thời hạn sử dụng ngắn và nhân sự khan hiếm là những trở ngại mà các nhà sản xuất mì ăn liền thực vật phải đối mặt.

Khi các bác sĩ nói với Mason Arnold rằng anh và hai con nên chọn những thực phẩm không chứa gluten (một loại protein không tan trong nước) để bảo vệ sức khỏe, anh nghĩ đến việc tạp ra những món ngon và lành mạnh để thay thế những món mà anh ưa thích.

"Tôi không muốn các con phải nhịn món mì spaghetti hay thịt viên. Mọi cha, mẹ cũng đều muốn con ăn nhiều rau nữa", Mason thổ lộ với INC.

Khởi nghiệp để tạo ra thực phẩm không chứa gluten

Hoàn cảnh của gia đình thôi thúc Mason thành lập Cece's Veggie - công ty sản xuất mì ăn liền và các sản phẩm thay thế gạo từ rau tươi.

mason

Mason Arnold bước trong vườn nguyên liệu của công ty. Ảnh: INC

Trong giai đoạn đầu Cece's Veggie luôn trong tình trạng thiếu tiền. Thậm chí Mason từng phải dùng thẻ tín dụng 1-2 lần để xoay sở tài chính. 

Mãi tới năm 2016, tình trạng thiếu tiền mới chấm dứt do Mason nhận 100.000 USD từ một số nhà đầu tư thiên thần và khoản vay 1 triệu USD có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu. 

Đơn hàng tăng nhưng đà tăng trưởng chậm

Mặc dù vậy, đà tăng trưởng vẫn chậm do năng lực sản xuất không đáp ứng số lượng đơn hàng. Một năm sau, Mason huy động thành công 14 triệu USD để xây một nhà máy có diện tích tới gần 3.800 m2 ở thành phố Austin với khả năng sản xuất lớn hơn.

Sau đó, số lượng nhân sự của công ty tăng lên 200 và họ sản xuất hàng loạt sản phẩm mới như mì củ cải, mì ống và phô mai thực vật từ bí, súp lơ và bông cải xanh. Hiện tại, Mason đang nghiên cứu một số loại súp thực vật.

Cece Veggie

Một số sản phẩm mì ăn liền thực vật của Cece's Veggie. Ảnh: Cece's Veggie

"Vị của sản phẩm phải phù hợp với kì vọng của người tiêu dùng", Darren Seifer, một nhà phân tích thực phẩm và đồ uống cho công ty nghiên cứu thị trường NPD, phát biểu. 

Darren nhận định Cece's Veggie tành công nhờ tạo ra những sản phẩm quen thuộc với người dân.

"Nếu người tiêu dùng cảm thấy mùi và vị của sản phẩm đúng như kì vọng, họ sẽ chuyển sang sản phẩm mới", Darren bình luận.

Thách thức về nhân sự và thời hạn sử dụng

Mason kì vọng doanh thu của công ty sẽ đạt 35-40 triệu USD trong năm nay. Tuy nhiên, công ty phải xử lí nhiều thách thức trong khâu phân phối. Những loại mì đặc trưng của công ty có thời hạn sử dụng chỉ hai tuần. Vì thế, tăng thời hạn sử dụng là điều quan trọng.

ceces-foods

Quá trình chế biến mì ăn liền thực vật của Cece's Veggie phải diễn ra trong môi trường có nhiệt độ 38 độ C để bảo đảm chất lượng ở mức cao nhất. Ảnh: Cece's Veggie

Giống như mọi doanh nhân, Mason thừa nhận tuyển dụng luôn là vấn đề khó. Xác định những nhân tài phù hợp với Cece's Veggie càng khó hơn: Họ phải có khả năng chịu mức nhiệt độ 38 độ C trong xưởng chế biến mì.

"Đó là mức nhiệt độ cần thiết để mì thực vật luôn giữ nguyên hương vị tươi, ngon của rau. Rất ít người có thể thực hiện tốt công việc đó", Mason nói.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/nhan-su-va-phan-phoi-2-tro-ngai-dac-thu-cua-cong-ty-san-xuat-mi-an-lien-thuc-vat-20190824192349751.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/