|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thành công thương mại của mì ăn liền đang gây nên khủng hoảng suy dinh dưỡng ở hàng trăm triệu trẻ em

06:17 | 06/11/2019
Chia sẻ
Khoảng 350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới thường xuyên trải qua cảm giác no giả tạo vì thưởng thức mì ăn liền, loại thực phẩm siêu tiện lợi nhưng không có giá trị dinh dưỡng.

Rẻ, dễ gây cảm giác no và ngon là những lí do khiến món mì ăn liền khiêm nhường trở thành thực phẩm vô cùng tiện lợi cho hàng triệu người khắp thế giới.

Mì ăn liền hiện diện khắp nơi

Không chỉ hiện diện trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, những gói mì tôm còn nằm gọn trong một số máy bán hàng tự động trong các tòa nhà văn phòng - một giải pháp tiện lợi đối với những "nô lệ của máy tính" vốn quá bận để rời văn phòng.

Song, một bài báo mới nhận định các khẩu phần ăn dựa trên những thực phẩm chế biến sẵn siêu tiện lợi như mì ăn liền đang dẫn tới cuộc khủng hoảng suy dinh dưỡng ở những đứa trẻ thiệt thòi, theo South China Morning Post.

mi tom

Mì ăn liền là loại thực phẩm không có calorie. Chúng có vòng đời dài nhưng cung cấp rất ít hoặc không cung cấp dưỡng chất. Ảnh: South China Morning Post

State of the World's Children (tạm dịch là "Tình trạng Trẻ em thế giới) - một báo cáo thường niên mà ấn bản năm 2019 được Quĩ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef) công bố trong tháng 10, đã vẽ lên một bức tranh đáng buồn về hàng triệu trẻ em. Báo cáo cảnh báo rằng khẩu phần ăn nghèo nàn là nhân tố chính khiến trẻ em mắc bệnh.

Báo cáo của Unicef - văn bản đánh giá toàn diện nhất tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trong thế kỉ 21 - khẳng định ít nhất 1/3 trong tổng số gần 700 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, trong khi khoảng một nửa số chúng thường xuyên chịu đựng cơn đói ngầm (đói do ăn thực phẩm rẻ tiền và gây cảm giác no, song thiếu những vitamin và vi chất).

Hậu quả tai hại của việc ăn mì tôm thường xuyên

Theo báo cáo, 149 triệu trẻ em chậm phát triển, hoặc quá thấp so với độ tuổi, trong khi khoảng 50 triệu trẻ quá gầy so với chiều cao do suy dinh dưỡng.

Nhiều trẻ em nghèo ở đô thị sống trong "sa mạc thực phẩm" - nghĩa là không có nhiều thực phẩm bổ dưỡng, hoặc "đầm lầy thực phẩm", nghĩa là có quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn giàu calorie nhưng thiếu dưỡng chất. 

Trong khi đó, gần 45% trẻ em trên toàn thế giới trong độ tuổi từ 6 tháng tới 2 năm không ăn rau hay quả, và gàn 60% số chúng không ăn trứng, sữa, cá hay thịt. Sự thay đổi về khẩu phần ăn như thế diễn ra do người dân ở nông thôn di cư tới các thành phố để tìm việc.

"Điều đáng buồn mà báo cáo chỉ ra là rất nhiều trẻ em và thanh niên không có chế độ ăn cần thiết đối với họ. Thực trạng ấy kìm hãm khả năng lớn, phát triển và học tập theo đúng tiềm năng của họ", Henrietta Fore, giám đốc Unicef, bình luận.

Fore nhấn mạnh rằng, bất chấp những tiến bộ về công nghệ, văn hóa và xã hội trong vài thập kỉ qua, chúng ta vẫn chưa chú ý tới một thực tế cơ bản: Nếu trẻ ăn khẩu phần nghèo nàn, chúng sẽ sống trong tình cảnh nghèo nàn. 

Khẩu phần ăn dựa trên thực phẩm chế biến sẵn siêu tiện lợi như mì ăn liền đã trở thành lựa chọn thường xuyên trong bữa ăn của những người dân lao động không có đủ tiền dể mua những thực phẩm giàu dưỡng chất.

"Mì ăn liền là loại thực phẩm không có calorie. Chúng có vòng đời dài nhưng cung cấp rất ít hoặc không cung cấp dưỡng chất", Michelle Lau, chuyên gia về chế độ ăn và là người sáng lập công ty tư vấn dinh dưỡng Nutrilicious ở Hong Kong, phát biểu.

Lau nói thêm rằng mì ăn lkienef cũng là loại carbonhydrate tinh chế nên dạ dày cần khá nhiều thời gian để tiêu hóa, khiến trẻ em không cảm thấy đói sau khi ăn.

Khi trẻ em no, cha mẹ và những người chăm sóc chúng cảm thấy vui. Nhưng nhiều người trong số họ không biết chúng hầu như không có giá trị về dinh dưỡng.

Giàu chất béo bão hòa, mì ăn liền cũng chứa muối, màu thực phẩm nhân tạo, chất tạo vị và chất bảo quản, theo bà Lau. Hàm lượng natri trong mì tôm khá cao và đó là một nhược điểm, vì natri có thể gây béo phì và huyết áp cao.

"Tác dụng của natri có thể cao hơn với những người quá béo hoặc thừa cân. Chế độ ăn dựa trên thực phẩm chế biến tiện lợi như mì ăn liền không phù hợp với trẻ em, và cũng không phù hợp với bất kì đối tượng nào", bà Lau tuyên bố.

Nhạc Phong

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.