|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

MBKE: Lạm phát của Việt Nam tỷ lệ thuận với Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ, dự báo đạt mức 3,7%

07:33 | 21/06/2022
Chia sẻ
Vì sản xuất gạo và thịt lợn của Việt Nam đứng thứ 5 và thứ 6 trên toàn thế giới, MBKE tin rằng Chính phủ sẽ có thể giữ giá lương thực trong nước và do đó lạm phát toàn phần sẽ diễn ra như kế hoạch.

Trong báo cáo chiến lược tháng 6, Chứng khoán MayBank Kim Eng (MBKE) nhấn mạnh lạm phát là thách thức lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế của Việt Nam.

Hiện tại, các yếu tố chi phí đẩy vẫn chiếm ưu thế do giá xăng RON95 trong nước gần đây đã tăng 51% so với cùng kỳ lên mức cao kỷ lục.

MBKE cho rằng trong tương lai, việc Việt Nam mở cửa trở lại có thể sẽ tạo thêm yếu tố lạm phát do cầu kéo.

Từ mức gần 0% vào tháng 2, các mảng phi giao thông vận tải đã đóng góp chính, khoảng 1/3 đạt 2,86% cho lạm phát toàn phần trong tháng 5.

Tuy nhiên, MBKE vẫn lạc quan cho rằng lạm phát có khả năng tăng nhưng vẫn ở mức nhẹ vì một số yếu tố. Thứ nhất, lạm phát của Việt Nam tỷ lệ thuận với Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ trong hai năm qua do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (Trung Quốc chiếm 27% tổng kim ngạch thương mại năm 2021 so với 17% của Mỹ ); Việt Nam và Trung Quốc có cùng giai đoạn phục hồi kinh tế. 

Thứ hai, khảo sát của Bloomberg cho thấy lạm phát ở các nước phát triển được dự báo sẽ giảm bớt từ quý II.

Ngoài ra, sức mạnh của đồng Việt Nam (kinh tế phục hồi, tài khoản vãng lai mạnh) sẽ giảm thiểu lạm phát nhập khẩu.

Các chuyên gia tại đây cho rằng so với các nước ASEAN, lạm phát của Việt Nam vừa phải hơn do lương thực và thực phẩm trong nước (chiếm tỷ trọng CPI lớn nhất đạt 33,6%) vẫn được kiềm chế (chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ).

Vì sản xuất gạo và thịt lợn của Việt Nam đứng thứ 5 và thứ 6 trên toàn thế giới, MBKE tin rằng Chính phủ sẽ có thể giữ giá lương thực trong nước và do đó lạm phát toàn phần sẽ diễn ra như kế hoạch.

Trong khi đó, đà tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng (tỷ trọng lớn thứ hai đạt 18,8%) đang giảm từ 3,51% so với cùng kỳ vào tháng 1/2022 xuống 2,18% vào tháng 5/2022 và có khả năng sẽ tiếp tục như vậy trong những tháng tới.

Hơn nữa, khoản hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng vừa bắt đầu vào cuối tháng 5 sẽ giúp các công ty giảm bớt áp lực chi phí gia tăng do lạm phát và do đó trì hoãn việc tăng giá bán.

Các công ty bị ảnh hưởng bởi COVID, chẳng hạn như hãng hàng không, kho bãi và dịch vụ vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp, hải sản, sản xuất, phần mềm và CNTT-TT không chỉ đủ điều kiện từ gói này mà còn được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại đang diễn ra. Do đó, MBKE hạ dự báo lạm phát trung bình năm 2022 xuống còn 3,7%.

Anh Đào

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.