|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lợi nhuận MSB 'lao dốc' trong quí I chỉ với 61 tỉ đồng, nợ xấu tăng lên 3,19%

16:55 | 04/05/2019
Chia sẻ
Với sự sụt giảm của nhiều mảng kinh doanh trong quí đầu năm và tăng chi phí dự phòng, lãi ròng của MSB chỉ đạt hơn 61 tỉ đồng, giảm gần 74% so với cùng kì năm trước.
Lợi nhuận MSB lao dốc trong quí I chỉ với 61 tỉ đồng, nợ xấu tăng lên 3,19% - Ảnh 1.

Giao dịch tại MSB

Lợi nhuận MSB giảm mạnh gần 74% trong quí I

Báo cáo tài chính quí I/2019 của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt nam (MSB) cho thấy lợi nhuận ròng trong kì sụt giảm mạnh gần 74% so với cùng kì năm trước.

Nguyên nhân là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm gần 46% chỉ đạt 171 tỉ đồng trong khi cùng kì năm trước đạt 315 tỉ đồng. Cùng với đó chi phí dự phòng rủi ro tăng xấp xỉ 20% khiến mức giảm lại bị kéo thêm.

Nhiều mảng kinh doanh của MSB cho kết quả kém khả quan. Cụ thể, hoạt động kinh doanh ngoại hối lỗ hơn 9 tỉ đồng trong khi quí I năm trước lãi gần 91 tỉ đồng, lãi thuần từ đầu tư chứng khoán giảm hơn 53%, từ hoạt động khác giảm 11,5%. Do đó, mặc dù thu nhập từ lãi thuần tăng hơn 37% và lãi thuần từ dịch vụ tăng hơn 53% nhưng không bù đắp lại được.

Lợi nhuận MSB lao dốc trong quí I chỉ với 61 tỉ đồng, nợ xấu tăng lên 3,19% - Ảnh 2.

Kết quả kinh doanh của MSB trong quí I

Tính đến hết quí I, tổng tài sản của MSB đạt 134.944 tỉ đồng, giảm 2,1%. Trong đó cho vay khách hàng gần như không đổi với 48.771 tỉ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng giảm nhẹ 1,3% với 40.157 tỉ đồng. 

Đáng chú ý nợ xấu của MSB tăng 6,3% với 1.558 tỉ đồng, đưa tỉ lệ nợ xấu lên 3,19%.

Lợi nhuận MSB lao dốc trong quí I chỉ với 61 tỉ đồng, nợ xấu tăng lên 3,19% - Ảnh 3.

Một số chỉ tiêu tài chính của MSB

Ngân hàng còn 3.314 tỉ đồng nợ xấu tại VAMC trong đó đã trích lập dự phòng hơn 882 tỉ đồng. Những số liệu này không thay đổi so với thời điểm cuối năm 2018.

Lợi nhuận MSB lao dốc trong quí I chỉ với 61 tỉ đồng, nợ xấu tăng lên 3,19% - Ảnh 4.

Diệp Bình

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.