|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Lợi nhuận giảm gần 78%, điều gì đang xảy ra tại ngân hàng ANZ Việt Nam?

08:22 | 01/04/2022
Chia sẻ
Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của ANZ Việt Nam chỉ còn lại vỏn vẹn hơn 70 tỷ đồng, giảm 78% so với năm trước. Tất cả mảng hoạt động của ngân hàng đều ghi nhận sự sụt giảm mạnh.

Ngân hàng TNHH Một thành viên ANZ Việt Nam (ANZ Việt Nam) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2021 với lợi nhuận trước thuế đạt 87,8 tỷ đồng, giảm gần 78% so với năm 2021. Đây là năm ghi nhận lợi nhuận thấp nhất trong 4 năm trở lại đây sau khi ANZ Việt Nam bán mảng bán lẻ cho Shinhan Bank.

 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC ANZ

Trong năm 2021, các hoạt động của ngân hàng đều đi lùi so với năm trước. Cụ thể, mặc dù cho vay khách hàng vẫn tăng trưởng 23,8% nhưng thu nhập lãi thuần lại giảm 32% so với cùng kỳ xuống còn 323 tỷ đồng.

Thu nhập từ các mảng kinh doanh khác cũng không mấy khả quan khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối đều giảm lần lượt 25,6% và 36% xuống còn 25,8 tỷ và 155,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãi thuần chứng khoán kinh doanh và hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng giảm mạnh 85% và 69% xuống còn 8,4 tỷ và 7,9 tỷ đồng. Kéo theo đó, tổng thu nhập hoạt động giảm 39%, đạt 550 tỷ đồng trong năm 2021.

 Nguồn: Phương Nga tổng hợp.

Tính đến 31/12/2021,  tổng tài sản của ngân hàng đạt 41.289 tỷ đồng, giảm 3,4% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 23,8% lên 8.968 tỷ đồng trong khi dự phòng rủi ro tăng gần 40% lên 67 tỷ đồng.

Số dư cho vay khách hàng của ngân hàng đã sụt mạnh sau năm 2017, phục hồi lại một chút vào năm 2018 nhưng sau đó lại liên tiếp giảm trong hai năm tiếp theo. Cuối năm 2020, cho vay khách hàng của ANZ chỉ đạt hơn 7.200 tỷ cho đến khi phục hồi lại như hiện tại.

Cuối năm 2021, huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 3,6%, đạt 29.842 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 15,71%. ROE năm 2021 đạt 1,4%, thấp hơn nhiều so với mức ROE năm 2020 là 6,27%.

Ngân hàng ANZ Việt Nam là ngân hàng duy nhất trong hệ thống không có nợ xấu.

Nguồn: Phương Nga tổng hợp.  

Phương Nga

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.