|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Lợi nhuận Gemadept tăng 74% so với cùng kỳ vượt 1.000 tỷ đồng

14:15 | 29/10/2022
Chia sẻ
Với biên lãi gộp tăng lên 40,5%, lợi nhuận trước thuế quý III của Gemadept tăng 80% so với cùng kỳ đạt hơn 336 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của CTCP Gemadept (Mã: GMD) cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng vớidoanh thu thuần tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 992 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng hơn 77% đạt 287 tỷ đồng.

Nguồn thu củaGemadept chủ yếu đến từ hoạt động khai thác cảng với biên lãi gộp đạt 40,5%, cải thiện so với con số 36,1% của quý III/2021.

 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý của doanh nghiệp. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Gemadepttăng 31%so với cùng kỳ đạt gần 2.850 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuếtăng 74% đạt 1.040 tỷ đồng. Với kết quả hiện tại,Gemadept đã thực hiện được  94% chỉ tiêu về lợi nhuận năm (1.000 tỷ trước thuế)

Tại sự kiện diễn ra cuối tháng 9, Giám đốc tài chính của Gemadept ước tính kết quả ba quý đầu năm khả quan nhưng sang quý IV sẽ có những sụt giảm. Dù vậy vị lãnh đạo vẫn tự tin công ty sẽ hoàn thành kế hoạch cả năm.

  Nguồn: Báo cáo tài chính quý III/2022 của GMD.

Tổng tài sản của Gemadept tính tới cuối quý III là 11.749 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm trước. Trong đó, hai khoản mục tài sản cố định (3.112 tỷ đồng) và đầu tư tài chính dài hạn (3.091 tỷ)chiếm tỷ trọng nhiều nhất.

Trong cơ cấu đầu tư tài chính của công ty,Gemadept sở hữu gần 46 tỷ đồng cổ phiếu của CTCP Thép Thủ Đức (Mã: TDS) và CTCP Khoáng sản Mangan (Mã: MMC), tuy nhiên phải trích lập dự phòng hơn quá nửa giá trị đầu tư. Trong đó, phần đầu tư vào mã MMC được trích lập toàn bộ.

Tổng nợ vay của Gemadept tính đến cuối tháng 9 là 1.910 tỷ đồng, đa số là nợ vay dài hạn, không thay đổi nhiều so với đầu năm và chiếm 53% tổng nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 8.118 tỷ đồng, bao gồm 3.013 tỷ đồng vốn góp, 1.941 tỷ thặng dư vốn cổ phần và 1.395 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Các công ty liên doanh, liên kết mang lại lợi nhuận ra sao cho Gepmadept?

Tính đến cuối tháng 9,Gemadept đang rót 2.471 tỷ vào 8 công ty liên doanh, liên kết. Trong số đó, phần góp vốn vào CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link (chủ đầu tư của Cảng Gemalink - cảng có quy mô lớn nhất trong cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải) có quy mô lớn nhất với số tiền 1.477 tỷ đồng.

Cảng được đưa vào vận hành từ đầu năm 2021 và đến quý II/2021 thì bắt đầu có lãi. Đến cuối tháng 9, cảng Gemalink đã đem về cho Gemadept gần 106 tỷ đồng lợi nhuận, gấp nhiều lần con số 2 tỷ đồng ghi nhận vào đầu năm. 

Dù vậy trong tất cả công ty liên doanh, CTCP Dịch vụ Hàng Hóa Sài Gòn (Mã: SCS) mới là doanh nghiệp đem về cho Gemadept lợi nhuận lớn nhất với hơn 279 tỷ đồng.

Đại diện Gemadept từng chia sẻ, việc đầu tư vào SCS không đơn thuần chỉ là nhận cổ tức. Hiện SCSC đang nắm 40% thị phần vận chuyển hàng hóa tại sân bay. Công ty đang cố gắng gia tăng thị phần và đầu tư vào các ngành ngách và trọng điểm.

 Chi tiết khoản mục công ty liên doanh, liên kết của Gemadept (Nguồn: BCTC  quý III/2022 của công ty).

Minh Hằng