|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) lãi ròng 61 tỷ đồng nửa đầu năm

20:46 | 21/07/2023
Chia sẻ
Quý II, lợi nhuận của TNH  đi xuống do chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng khi công ty đã hết thời gian miễn thuế tại Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên và hết thời gian ưu đãi thuế tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên.

CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (Mã: TNH) vừa công bố BCTC quý II với 123 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 3% so với cùng kỳ. Giá vốn tăng 7% lên 65 tỷ đồng do chi phí nguyên vật liệu, dịch vụ mua ngoài tăng lên. Biên lãi gộp đạt 48%, tương đương so với quý II/2022.

Trong kỳ, các chi phí như tài chính, quản lý doanh nghiệp không biến động nhiều. Còn chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) gấp 3,5 lần so với cùng kỳ lên 4,3 tỷ đồng do công ty đã hết thời gian miễn thuế tại Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên, hết thời gian ưu đãi thuế tại Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên và ảnh hưởng của việc điều chỉnh thuế TNDN các năm trước vào năm nay.

Trừ đi hết chi phí, lợi nhuận sau thuế của TNH đạt 36 tỷ đồng giảm 5% so với cùng kỳ.

Luỹ kế từ đầu năm đến nay, TNH ghi nhận 230 tỷ đồng doanh thu thuần, 61 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 11%, 13% so với cùng kỳ.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu 470 tỷ đồng doanh thu thuần, 150 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt 1,5%, 6,3% so với năm 2022. Như vậy, sau hai quý, TNH đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu, 41% chỉ tiêu lợi nhuận.

 Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC.

Về tình hình tài chính, tại ngày 30/6, tổng tài sản của TNH đạt 2.100 tỷ đồng tăng 51% so với đầu năm. Khoản tiền, tiền gửi có kỳ hạn đạt 497 tỷ đồng, gấp 6,7 lần so với đầu năm. Trong quý II, công ty nhận về gần 73 tỷ đồng tiền lãi.

Tính đến cuối tháng 6, tổng nợ vay của TNH khoảng 542 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 1.525 tỷ đồng bao gồm 307 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

6 tháng đầu năm, dòng tiền hoạt động kinh doanh của TNH đạt 78 tỷ đồng, dòng tiền đầu tư âm 301 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 645 tỷ đồng. Lưu chuyển thuần trong kỳ dương 423 tỷ đồng.

Lâm Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.