|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Lợi bất cập hại từ hành vi khôn lỏi chốn công sở

07:33 | 12/01/2020
Chia sẻ
Khi chúng ta cố tình giữ kín hoặc che giấu thông tin với đồng nghiệp, đó là một phần của hành vi “khôn lỏi”, và hậu quả xấu của nó luôn nhiều hơn lợi ích.

Giao tiếp cởi mở và trung thực có lẽ là 2 đặc điểm quý giá nhất của một môi trường làm việc thành công. 

Theo một báo cáo gần đây, các công ty có môi trường tin cậy cao, nơi nhân viên thoải mái chia sẻ kiến thức và hiểu biết, đạt được lợi nhuận cổ phiếu cao gấp 2-3 lần so với trung bình ngành và có tỷ lệ doanh thu cao hơn 50% so với đối thủ. 

Ngược lại, văn hóa chia sẻ kiến thức không hiệu quả có thể khiến các công ty lớn tại Mỹ thiệt hại tới 47 triệu USD năng suất hàng năm.

Tuy nhiên, không phải mọi nhân viên đều muốn chia sẻ kiến thức. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 60% người lao động gặp khó khăn khi yêu cầu đồng nghiệp chia sẻ thông tin liên quan đến công việc.

Khi chúng ta cố tình giữ kín hoặc che giấu thông tin với đồng nghiệp, đó là một phần của hành vi “khôn lỏi” và có nhiều hình thức khác nhau. Giả vờ không hiểu biết, cung cấp thông tin không chính xác, hứa sẽ chia sẻ thông tin nhưng không thực hiện,... là một vài điển hình.

Lợi bất cập hại từ hành vi khôn lỏi chốn công sở - Ảnh 1.

Những người có thói quen khôn lỏi, che giấu thông tin với đồng nghiệp có khả năng phát triển, trải nghiệm và học tập thấp hơn 17% so với những người khác. Ảnh: Entrepreneur

Tại sao nhiều người trong chúng ta lại “khôn lỏi”? Nghiên cứu cho thấy bản năng con người sợ đánh mất quyền lực hoặc tiềm năng thành công lớn hơn người khác. Các lí do khác bao gồm: ích kỉ, lo lắng bị đánh giá hoặc không tin tưởng đồng nghiệp. 

Về cơ bản, chúng ta che giấu bản thân hoặc thực hiện các thủ đoạn nhỏ vì e ngại chi phí tiềm năng có thể đánh mất. Nếu những điều đó có lợi, chúng ta thậm chí nên củng cố thói quen này để bảo vệ bản thân và đạt được, hoặc duy trì, một lợi thế cạnh tranh nhất định. Nhưng điều đó có chính xác?

Nhóm chuyên gia HBR đã tiến hành 3 khảo sát và kết quả trả lời là không.

Trong nghiên cứu đầu tiên, họ đã khảo sát 214 nhân viên ở Trung Quốc ở nhiều vị trí và ngành nghề khác nhau bao gồm R&D, quản lí, kế toán, bán lẻ và nhân sự. Ngoài những câu hỏi về hành vi che giấu thông tin, người tham gia khảo sát cũng sẽ đánh giá mức độ an toàn tâm lý ở văn phòng. 

Đánh giá này dựa trên các yếu tố như môi trường làm việc có gây lo lắng hay không, nhân viên có cảm thấy an toàn hay không và thoải mái khi giao tiếp với đồng nghiệp hay không.

Kết quả là những người có thói quen khôn lỏi, che giấu thông tin với đồng nghiệp có khả năng phát triển, trải nghiệm và học tập thấp hơn 17% so với những người khác. Vì vậy, lợi dụng hay giấu nghề với đồng nghiệp không thực sự đem lại lợi thế cạnh tranh. 

Thay vào đó, thói quen này khiến hầu hết tập thể cảm thấy không an toàn về mặt tâm lí, khó tập trung vào các nhiệm vụ, không thể phát triển các mối quan hệ lành mạnh và khám phá những cách làm việc mới. Trong những tình huống này, một người thường phải vật lộn để duy trì thái độ tích cực và tận dụng các cơ hội học tập.

Nguyên nhân sâu xa của “khôn lỏi”?

Khảo sát thứ 2 được nhóm chuyên gia HBR thực hiện với 392 lao động toàn thời gian chủ yếu từ Châu Âu và Bắc Mỹ trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, bán lẻ, khách sạn, y tế, sản xuất, vận chuyển.

Để tìm hiểu thêm về tác động của tâm lí an toàn trong thói quen khôn lỏi, thời gian nghiên cứu được kéo dài hơn. Kết quả là những người có thói quen khôn lỏi ngày càng cảm thấy không an toàn khi làm việc. 

Tuy nhiên, những người ban đầu cảm thấy không an toàn lại không cho thấy xu hướng khôn lỏi. Vì vậy, nhóm chuyên gia kết luận rằng một môi trường làm việc không an toàn không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh thủ đoạn.

Nghiên cứu thứ ba khảo sát 205 nhân viên từ 3 công ty Trung Quốc trong các ngành hàng không, bưu chính và giáo dục. Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá xem những người biết kiến thức có chịu đựng nhiều hơn khi họ có thái độ hoài nghi về tổ chức của họ hay không. Thiếu tin tưởng vào công ty và thói quen khôn lỏi liệu có quan hệ với nhau?

Nhìn chung, những người khôn lỏi ở đây cũng gặp phải các vấn đề tương tự như trong 2 nghiên cứu đầu tiên nhưng các chuyên gia đã phát hiện ra một nguy cơ mới. 

Thói quen khôn lỏi có nhiều khả năng phản tác dụng khi nhân viên đó nghi ngờ về chính công ty của mình. Những người cảm thấy tổ chức công ty thiếu trung thực, công bằng và minh bạch nhận thức mạnh mẽ hơn về nguy cơ và do đó, luôn cảnh giác đề phòng thay vì tập trung phát triển. 

Giải pháp nào cho doanh nghiệp và cá nhân?

Một giải pháp lâu dài và cơ bản cho các công ty là hướng tới phát triển văn hóa doanh nghiệp thoải mái và cởi mở. Nếu người lãnh đạo có thể giải quyết các vấn đề khiến nhân viên cảm thấy hoài nghi, bạn có thể bắt đầu lấy lại niềm tin và giúp giảm bớt thái độ đề phòng.

Ngoài ra, các công ty cũng nên đầu tư vào việc dạy các nhà quản lí cách nhận biết những dấu hiệu cho thấy nhân viên đang gặp khó khăn trong tương tác.

Cuối cùng, chính mỗi cá nhân nên hiểu được hậu quả xấu của thói quen khôn lỏi. Những người đang giấu thông tin để tự bảo vệ mình có thể không hiểu rằng họ đang làm điều ngược lại. 

Khôn lỏi là tính xấu phổ biến rộng rãi ở mọi văn phòng và sẽ mất thời gian để thay đổi nhưng hãy kiên nhẫn. Một bước khởi đầu nhỏ có thể là dấu hiệu cho một hành trình dài và đầy tiềm năng.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.