|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Nhiều chuỗi bán lẻ như MUJI, JD, Sephora sắp mở cửa hàng tại Việt Nam

08:15 | 09/01/2020
Chia sẻ
Bên cạnh Muji, các thương hiệu lớn như Champion, JD, Sephora, Hawker Chan, SM Entertainment cũng đang rục rịch tiến vào thị trường Việt Nam trong năm 2020.

Nói với Zing.vn, bà Từ Thị Hồng An, Phó giám đốc bộ phận cho thuê thương mại Savills, cho biết chuỗi bán lẻ nổi tiếng của Nhật Bản MUJI sẽ sớm tiến vào thị trường Việt Nam trong 1-2 tháng tới. Bà An cũng cho biết ông lớn ngành bán lẻ này sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam với diện tích 3.900 m2.

MUJI là một chuỗi cửa hàng bán lẻ có 928 cửa hàng trên khắp thế giới với đa dạng các loại sản phẩm từ đồ gia dụng, nội thất cho đến quần áo, mỹ phẩm với giá phải chăng.

Bên cạnh MUJI, các thương hiệu nổi tiếng ngành thời trang, mỹ phẩm, F&B và giải trí như JD, Champion, Sephora, Hakwer Chan, Din Tai Fung, SM Entertainment hay MST GOLF hứa hẹn cũng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam trong năm 2020.

Nhiều chuỗi bán lẻ như MUJI, JD, Sephora sắp mở cửa hàng tại Việt Nam - Ảnh 1.

MUJI là chuỗi bán lẻ nổi tiếng trên thế giới với phong cách tối gian, tập trung chủ yếu vào chất lượng và tính tiện dụng của sản phẩm. Ảnh: Shopsquareone.

Theo báo cáo thị trường bất động sản năm 2019 của Savills Việt Nam, năm 2091, nguồn cung bán lẻ đạt hơn 1,46 triệu m2 đến từ 162 dự án, tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1, 2, 7 và Tân Phú. Doanh thu từ mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM cũng tăng 14% so với năm 2018, chủ yếu đến từ các khách thuê ngành F&B, thời giang và đồ gia dụng.

Trước đó, năm 2019, thị trường bán lẻ ghi nhận đã đón một số thương hiệu thời trang nhanh nổi tiếng vào thị trường Việt Nam như Cotton On (400 m2), Uniqlo (3.000 m2).

Theo đánh giá của ông Troy Griffiths, Phó giám đốc điều hành Savills Việt Nam: "Doanh thu từ bán lẻ năm 2019 đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ với nhiều xu hướng mới như khách thuê ngày một đa dạng hơn, sự có mặt của các tên tuổi lớn trong ngành thời trang nhanh và ngày càng nhiều thương hiệu F&B phân phúc cao cấp".

Đồng thời, lượng khách thuê cũng đang chuyển dịch dần ra khu vực ngoài trung tâm, giúp tỷ lệ lấp đầy ở các khu vực này được cải thiện.

Ghi nhận xu hướng này, đánh giá triển vọng thị trường bán lẻ năm 2020 của JLL Việt Nam cho biết trong thời gian tới, nhiều trung tâm thương mại ngoài trung tâm cũng sẽ tham gia vào thị trường như Satra Center Mall, Socar Mall, Elite Mall và Central Premium Mall sẽ đóng góp 280.000 m2 sàn xây dựng.

Bên cạnh đó, đơn vị nhận định cả nhà bán lẻ và nhà phát triển TTTM đều không ngừng đổi mới, tập trung hơn vào ngành F&B và các dịch vụ mang tính trải nghiệm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư mong muốn tập trung vào dịch vụ khách hàng, sử dụng công nghệ, phân tích dữ liệu để tăng cường mức độ nhận diện và lượng khách hàng.

Hà Bùi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.