|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Liệu Samsung sẽ xây dựng nhà máy chế tạo chip tại Việt Nam?

12:16 | 02/12/2019
Chia sẻ
Theo tờ The Investor, trong một cuộc họp riêng tổ chức tại Seoul hôm 1/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong cân nhắc xây dựng một cơ sở sản xuất chip tại Việt Nam.
800_de1aa2bada88e0b

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bắt tay Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae-yong sau cuộc họp tại Grand Hyatt Seoul. (Ảnh: The Investor)

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc đã có nhà máy sản xuất điện thoại di động và một số thiết bị công nghệ thông tin khác ở Việt Nam.

Trước yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Samsung Electronics - nhà chế tạo chip lớn nhất thế giới, nhiều chuyên gia tại Hàn Quốc đang tự hỏi liệu đây có phải là một cơ hội kinh doanh khả thi hay không.

The Investor dẫn lời một số nguồn tin thân cận cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hứa hẹn nhiều ưu đãi cho gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc, còn Phó Chủ tịch Lee Jae-yong chưa cam kết về việc có xây nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam hay không.

Thay vào đó, ông Lee hứa hẹn sẽ tuyển thêm 3.000 kĩ sư Việt Nam cho một trung tâm R&D mà Samsung hiện đang xây dựng tại Hà Nội. Trung tâm này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.

Ý tưởng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ ra là một chiến lược mang lại lợi ích cho cả hai bên khi xét đến các ưu đãi, chi phí lao động thấp và triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành cho rằng khả năng Samsung đồng ý là không cao khi xem xét các yêu cầu cơ bản cho một tổ hợp chế tạo linh kiện bán dẫn.

"Khi các hãng sản xuất chip tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy, họ thường cân nhắc hai yếu tố: nhân lực và thị trường (với một nhóm khách hàng tiềm năng", The Investor dẫn lời một nguồn tin thân cận cho hay.

Nguồn tin của The Investor nhận định: Tiếp cận các kĩ sư giỏi hàng đầu là điều kiện bắt buộc đối với một cơ sở sản xuất công nghệ cao, còn chi phí lao động thấp thường ít hấp dẫn hơn trong mắt các hãng chế tạo chip.

"Quan trọng hơn, các nhà máy sản xuất chip cần được đặt gần thị trường mục tiêu của họ", nguồn tin khẳng định.

Samsung hiện đang vận hành nhà máy sản xuất chip "hệ thống trên một vi mạch" (system-on-chip) ở Austin, Texas (Mỹ) và nhà máy chế tạo bộ nhớ ở Tây An (Trung Quốc).

"Austin là nơi có nhiều sinh viên theo chuyên ngành kĩ thuật hàng đầu nước Mỹ và Mỹ cũng là thị trường lớn nhất của Samsung", một người làm việc tại Samsung lí giải.

Lí do không chỉ Samsung mà cả SK Hynix - nhà cung cấp bộ nhớ lớn thứ hai thế giới - có dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc là vì đất nước tỉ dân là thị trường lớn với tiềm năng tăng trưởng khủng.

"Samsung và SK Hynix không xây dựng cơ sở ở Trung Quốc vì chi phí lao động thấp", nguồn tin trên chia sẻ. "Một mặt, hai gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc ý thức được tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc, mặt khác họ còn lưu tâm đến mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc".

Các chuyên gia kinh tế cũng hoài nghi về khả năng Samsung khởi công xây dựng một nhà máy chế tạo chip tại Việt Nam.

"Nhà máy chip cần các kĩ sư có chuyên môn cao vận hành", ông Joo Won, Giám đốc nhóm nghiên cứu kinh tế tại Hyundai Research Institute, cho hay, đồng thời lưu ý đến điểm khác biệt về nhân lực tại Việt Nam.

"Ngoài ra, thị trường Việt Nam cũng không lớn như Trung Quốc, mặc dù Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á", ông Joo nói thêm.

Kể từ năm 1995 đến nay, Samsung đã đầu tư gần 17 tỉ USD vào Việt Nam và sử dụng khoảng 130.000 lao động địa phương trong các nhà máy sản xuất TV, điện thoại thông minh, màn hình, pin và các linh kiện điện tử khác.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 58% điện thoại Samsung bán ra trên toàn thế giới được sản xuất bởi Việt Nam.

Chất bán dẫn là đầu vào cần thiết cho việc sản xuất điện thoại thông minh. Tuy nhiên khác với các linh kiện cồng kềnh được sử dụng để chế tạo phương tiện giao thông hoặc thiết bị CNTT cỡ lớn hơn, việc vận chuyển nhóm linh kiện nhỏ này tương đối dễ dàng, do đó không nhất thiết phải xây dựng một nhà máy chế tạo chip gần kề để cắt giảm chi phí logistics.

Các chuyên gia khác nhận định Việt Nam đã có nhiều cơ sở sản xuất thiết bị CNTT, phần lớn trong số đó là những sản phẩm tiêu dùng không cần dùng đến chip có thông số kĩ thuật cao của Samsung.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.