|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Lí do khiến Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, bất chấp đe dọa từ Mỹ

10:57 | 25/04/2019
Chia sẻ
Trung Quốc và Ấn Độ đều khó có thể cắt đứt hoàn toàn nhập khẩu dầu thô từ Iran bất chấp việc Mỹ đe dọa siết chặt lệnh trừng phạt đối với dầu thô của Iran, theo các nhà phân tích năng lượng.
Lí do khiến Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, bất chấp đe dọa từ Mỹ - Ảnh 1.

Những lí do nào khiến Trung Quốc và Ấn Độ không thể ngừng nhập khẩu dầu thô Iran?

Mỹ tuyên bố siết lệnh trừng phạt Iran, thị trường bất ngờ

Trung Quốc và Ấn Độ đều khó có thể cắt đứt hoàn toàn nhập khẩu dầu thô từ Iran bất chấp việc Mỹ đe dọa siết chặt lệnh trừng phạt đối với dầu thô của Iran, theo các nhà phân tích năng lượng.

Hôm 22/4, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố các nước mua dầu thô của Iran phải chấm dứt mua hàng vào ngày 1/5 hoặc đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Động thái khiến nhiều thành phần tham gia thị trường bất ngờ này sẽ chấm dứt 6 tháng miễn trừ trừng phạt, vốn cho phép 8 nước mua dầu thô lớn nhất của Iran tiếp tục nhập khẩu dầu với số lượng giới hạn.

Giá dầu thô Brent giao dịch ở mức 74,26 USD vào chiều ngày 23/3, tăng khoảng 0,3%. Trong khi đó, giá dầu WTI đã đạt mức 65,93 USD, cao hơn gần 0,6%.

"Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ không chạm mức 0", các nhà phân tích tại Eurasia Group cho hay trong một ghi chú vào ngày 22/4.

Trung Quốc không thể dừng lại vì bị kẹt trong chiến tranh thương mại với Mỹ

Trung Quốc là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Iran, với tổng lượng nhập khẩu trong năm 2018 là khoảng 29,3 triệu tấn (tương đương khoảng 585.400 thùng dầu/ngày), theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc. Con số trên chiếm khoảng 6% tổng lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Hôm 23/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ đã chính thức gửi khiếu nại đến Mỹ vì quyết định chấm dứt miễn trừ nhập khẩu dầu thô của Iran. Bắc Kinh nói họ kiên quyết phản đối động thái này, đồng thời cho rằng việc hợp tác năng lượng với Tehran là phù hợp với luật pháp.

Lí do khiến Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, bất chấp đe dọa từ Mỹ - Ảnh 2.

Trung Quốc gặp thế khó vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Cùng với Ấn Độ và 6 nước khác, Trung Quốc là một trong 8 nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Iran đã giành được miễn trừ từ Mỹ hồi tháng 11/2018.

Tranh chấp về vấn đề dầu thô Iran đã thêm một vấn đề khác vào mối quan hệ căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị khóa chặt trong một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài, khiến hoạt động kinh doanh, tâm lí người tiêu dùng và thị trường tài chính toàn cầu lao đao.

Tuy nhiên, bất chấp nguy cơ bị áp lệnh trừng phạt và phức tạp hóa cuộc xung đột thương mại kéo dài, các nhà phân tích tại Eurasia Group cho biết họ dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục mua dầu thô Iran, có thể lên đến vài trăm nghìn thùng/ngày, để giữ thể diện quốc gia.

"Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc không thể và sẽ không rút lui lần này. Và chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy khả năng Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu dầu thô Iran lên mức một triệu thùng/ngày", ông Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa trưởng tại SEB, cho hay.

"Xuất khẩu dầu thô Iran cũng sẽ tăng. Điều này sẽ kéo Iran đến gần Trung Quốc hơn và cho phép Trung Quốc tích trữ thêm dầu thô bằng đồng nhân dân tệ", ông Schieldrop nói.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Iran rất quan trọng và có tính lịch sử

Ấn Độ có thể sẽ hành động tương tự Trung Quốc, các nhà phân tích tại Eurasia Group cho hay. New Delhi là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Iran, sau Bắc Kinh.

"New Delhi sẽ giảm nhập khẩu dầu thô đáng kể nhưng nhiều khả năng vẫn duy trì mua khoảng 100.000 thùng dầu/ngày bằng đồng rupee. Đây là một quyết định liên quan đến vấn đề năng lượng hơn là quyết định chính trị".

"Nhiều tháng trước, Ấn Độ đã nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng của mình để chuẩn bị cho trường hợp này. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Iran là rất quan trọng và mang tính lịch sử. New Delhi sẽ cố gắng duy trì mối quan hệ này", các nhà phân tích trên nói.

Lí do khiến Trung Quốc và Ấn Độ vẫn tiếp tục nhập khẩu dầu thô từ Iran, bất chấp đe dọa từ Mỹ - Ảnh 3.

Bộ trưởng Dầu và Khí đốt Tự nhiên Ấn Độ Dharmendra Pradhan

Hôm 23/4. Bộ trưởng Dầu và Khí đốt Tự nhiên Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết New Delhi sẽ tăng thêm nguồn cung từ các nước sản xuất dầu lớn khác để bù đắp tổn thất do giảm lượng nhập khẩu dầu Iran.

Ông Pradhan đăng trên Twitter, Ấn Độ đã có một kế hoạch mạnh mẽ để đảm bảo nguồn cung dầu thô cho các nhà máy lọc dầu trong những tháng tới.

"Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã được chuẩn bị đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu quốc gia về xăng, dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác", ông nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.