Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát sẽ đi lên trong tháng 12. Diễn biến này có thể khiến các nhà đầu tư phải đánh giá lại khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ mạnh tay cắt giảm lãi suất trong năm nay.
2023 có thể được coi là năm chứng kiến nhiều biến động và xáo trộn trên loạt phương diện từ địa chính trị cho đến kinh tế. Trong khi xung đột leo thang ở Trung Đông và gây thêm bất ổn, chiến dịch tăng lãi suất của Fed có vẻ đã đến hồi kết, mang lại tia sáng cho nền kinh tế toàn cầu năm 2024.
Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã giúp lạm phát hạ nhiệt đáng kể trong năm 2023 và có đủ tự tin để dự định giảm lãi suất vào năm tới. Ngược lại, ngân hàng trung ương Trung Quốc phải đương đầu với áp lực giảm phát ngày càng lớn.
Bà Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng điều hành Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây cảnh báo nhiệm vụ kiềm chế lạm phát tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone) vẫn chưa kết thúc.
Trong bối cảnh các hãng vận tải biển phải chuyển hướng khỏi Biển Đỏ do lo ngại bị phiến quân Houthi tấn công, các nhà quản lý logistics đang phải đối mặt với hai vấn đề đau đầu cùng lúc.
Trong tháng 11, chỉ số CPI của Mỹ tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước - kết quả thấp nhất kể từ tháng 6 và phù hợp với dự báo trước đó. Tuy nhiên, giá nhà ở, yếu tố cấu thành 1/3 chỉ số CPI, đã tăng 0,4% so với tháng trước.
Chuyên gia Phạm Thế Anh dự báo chính sách tiền tệ trong năm tới sẽ tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy chưa phải đảo chiều nhưng sẽ cẩn trọng hơn với lạm phát cũng như rủi ro về thị trường tài sản.
Giá hàng hoá tại Mỹ đang rơi vào tình trạng giảm phát, qua đó làm dịu áp lực lạm phát nói chung. Hai ngân hàng Morgan Stanley và UBS dự đoán lạm phát có thể quay trở về mục tiêu 2% ngay trong nửa cuối năm 2024.
Số liệu mới nhất từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy tỷ lệ lạm phát ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống mức thấp nhất hơn hai năm vào tháng 11/2023.
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có 15 chỉ tiêu cụ thể như: Tăng trưởng GDP 6 - 6,5%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD); tốc độ tăng CPI từ 4 - 4,5%...
Các cuộc khảo sát hoạt động khu vực tư nhân cho thấy một cuộc suy thoái ở Khu vực đồng euro (Eurozone) ngày càng có khả năng xảy ra khi nền kinh tế tiếp tục sụt giảm trong quý cuối cùng của năm.
Các chuyên gia cho rằng giá bất động sản nói chung và giá nhà ở nói riêng đang bước vào giai đoạn "uptrend" (xu hướng tăng giá) trong 10 năm tiếp theo. Riêng trong năm 2025, giá sản phẩm được mở bán mới có thể tăng trưởng một chữ số. Lưu ý rằng đà tăng này không thể đột biến trong ngắn hạn mà cần trải qua giai đoạn tích lũy.