Tâm lý bi quan đang chiếm ưu thế trong dự báo năm tới của các chiến lược gia Phố Wall. Phần đông tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ tốc độ tăng lãi suất trong tháng 12. Tuy nhiên, các nhà kinh tế được Reuters khảo sát cho rằng chu kỳ thắt chặt chính sách của Fed sẽ kéo dài hơn và mức đỉnh lãi suất cũng sẽ cao hơn dự kiến.
Phân tích của Bloomberg cho thấy rủi ro về khủng hoảng nợ đang bị nghiêm trọng hóa quá mức. Đa số các nền kinh tế mới nổi sẽ thoát được cảnh vỡ nợ, ngay cả trong trường hợp áp lực tăng lên.
Doanh số bán lẻ của Mỹ tăng mạnh trong tháng 10. Đây là một dấu hiệu cho thấy sức mạnh của nền kinh tế nhưng lại làm phức tạp thêm cuộc chiến chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Các chính phủ đã nỗ lực tung các biện pháp chưa từng có tiền lệ, từ việc hạn chế giá khí đốt và giá điện, đến việc giải cứu các công ty năng lượng đang gặp khó khăn hay hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình.
Quan chức phụ trách truyền thông của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Pemba Tshering Sherpa, đánh giá lạm phát của Việt Nam thấp hơn so với hầu hết các nước trong khu vực.
Năm 2022, tình hình thế giới phức tạp và khó lường chưa từng có tiền lệ; rủi ro của các nền kinh tế, hệ thống tài chính, ngân hàng là rất lớn. Trước tình thế tiềm ẩn nhiều rủi ro này, kìm hãm lạm phát là ưu tiên hàng đầu của nhiều nền kinh tế lớn.
Kinh tế thế giới rơi vào trạng thái lạm phát đình đốn sau một thời gian chống chọi với khủng hoảng dịch bệnh. Thêm vào đó, áp lực tăng lãi suất ở các nền kinh tế chủ chốt ngày càng gia tăng. Những điều này đã và sẽ tác động không nhỏ đến Việt Nam.
Mới đây, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Christopher Waller cho biết “ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn một chặng đường dài cần đi” trước khi ngừng tăng lãi suất, dù họ vừa đón nhận tin tốt về giá tiêu dùng hồi tuần trước.
Sự lạc quan đã thống trị mọi ngóc ngách của Phố Wall, sau khi các dữ liệu kinh tế mới nhất được công bố cho thấy lạm phát tại Mỹ đã đạt đỉnh ở mức cao nhất của 4 thập kỷ.
Tín hiệu lạm phát hạ nhiệt đã khiến nhiều quan chức Fed ủng hộ việc giảm tốc độ thắt chặt tiền tệ. Tuy vậy, những quan chức này vẫn khẳng định rằng Mỹ sẽ không sớm nới lỏng chính sách.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã tính đến trường hợp Đảng Cộng hòa giành chiến thắng. Tuy vậy, số liệu lạm phát dự kiến được công bố vào ngày 10/11 vẫn là một ẩn số với nhà đầu tư.
Ông Trần Ngọc Báu, CEO WiGroup nhìn nhận, khác với năm nay là vấn đề của tỷ giá đến từ bên ngoài, năm sau sẽ là vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Điều này khiến lãi suất huy động năm 2023 có thể tăng lên mức mức xấp xỉ 10%.
Những góc khuất từ câu chuyện chống lạm phát của cựu Chủ tịch Fed Paul Volcker cách đây hơn 40 năm có thể giúp ích cho cuộc chiến của ông Jerome Powell và các đồng nghiệp bây giờ.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tuần này, đồng thời các nhà hoạch định chính sách sẽ báo hiệu rằng họ có thể sẽ giảm quy mô của các đợt tăng bắt đầu từ tháng 12.
Theo Thống đốc NHNN, với ngân hàng bình thường, nếu vẫn có sự rút tiền hàng loạt, đều được đưa vào quá trình can thiệp sớm. Nếu chờ đến lúc tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt (là giai đoạn rất khó khăn) mới thực hiện các giải pháp hỗ trợ thì khó có thể để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng.