So với hồi tháng 9, khung lãi suất được ghi nhận tại 30 ngân hàng thương mại trong nước cho kỳ hạn 9 tháng dao động trong khoảng 4,5 - 6,3%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Ghi nhận mới nhất cho thấy, VietBank đã cập nhật biểu lãi suất mới với nhiều thay đổi so với tháng trước. Trong đó, các kỳ hạn 6 - 36 tháng (trừ kỳ hạn 15 tháng) đồng loạt giảm 0,2 - 0,6 điểm % lãi suất, lĩnh lãi cuối kỳ.
Hiện tại, Ngân hàng Bản Việt điều chỉnh giảm lãi suất trong tháng này tại các kỳ hạn từ 6 tháng đến 60 tháng. Hiện, biểu lãi suất của tháng này đang dao động khoảng 4 - 6,5%/năm, áp dụng tại kỳ hạn 1 - 60 tháng với phương thức nhận lãi cuối kỳ.
Trong tháng 9, sau khi khảo sát tại 30 ngân hàng thương mại trong nước, phạm vi lãi suất ghi nhận được từ 4,5%/năm đến 6,2%/năm, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ. Khách hàng sẽ được hưởng khung lãi suất ngân hàng trên khi gửi tiền với kỳ hạn 6 tháng.
Khảo sát ngày 2/10, lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng Eximbank không có nhiều thay đổi so với tháng trước. Hiện tại, 5,8%/năm vẫn là mức lãi suất cao nhất đối với các khoản tiền gửi 18 - 60 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Theo ghi nhận mới nhất tại 30 ngân hàng thương mại trong nước, khung lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng được ghi nhận trong khoảng 3,3 - 4,75%/năm, hình thức nhận lãi cuối kỳ.
Bước sang tháng mới, biểu lãi suất huy động vốn áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng được ghi nhận trong khoảng 3 - 4,75%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ. Lãi suất được ghi nhận tại 30 ngân hàng thương mại trong nước, giảm 0,15 - 0,8 điểm phần trăm so với tháng trước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá đến nay, mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các NHTM giảm khoảng hơn 1%/năm so với cuối năm 2022.
Lãi suất huy động của nhiều ngân hàng liên tục được điều chỉnh giảm trong thời gian qua, kéo lãi suất hầu hết các kỳ hạn xuống dưới 7%/năm thay vì ngưỡng từ 9-10%/năm như hồi đầu năm. Lãi suất cho vay cũng đang dần thu hẹp khoảng cách với hàng loạt các gói tín dụng ưu đãi được tung ra, có lãi suất từ 5-7,5%/năm, giảm từ 2-3 điểm % so với quý đầu năm.
Trong Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp đã nêu mong muốn các tổ chức tín dụng sẽ linh hoạt hợm, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Một ý kiến cho rằng ngân hàng cần giảm lãi suất trực tiếp 1-2 điểm % từ nguồn lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 21/9 quyết định giữ lãi suất ở mức 5,25% sau cuộc bỏ phiếu sít sao tại cuộc họp của 9 thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC).
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong điều hành lãi suất cần phải thận trọng bởi nếu như mà quyết liệt quá hay nóng vội quá thì có thể dẫn đến một thời điểm sẽ bị "thái quá".
Ông Jochen Schmittmann, chuyên gia từ IMF cho rằng, lãi suất liên ngân hàng của Việt Nam hiện đã gần bằng 0%, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển. Nếu tiếp tục hạ lãi suất điều hành sẽ gây ra tác động đáng kể với tỷ giá.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.