|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Kỳ vọng từ NQ 03 của Tòa án

15:58 | 27/06/2018
Chia sẻ
Từ 1/7 tới đây, Nghị quyết 03 2018 (NQ 03)về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu tại tòa án sẽ chính thức có hiệu lực. 
ky vong tu nq 03 cua toa an Toà án tiếp nhận lại hồ sơ truy tố Trầm Bê, Phạm Công Danh
ky vong tu nq 03 cua toa an Những lời sau cùng đẫm lệ lúc nửa đêm phiên phúc thẩm Hà Văn Thắm
ky vong tu nq 03 cua toa an
Ánh minh họa

Như vậy, sau gần một năm Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội được ban hành và đi vào cuộc sống, đây là lần đầu tiên Tòa án Tối cao ban hành một văn bản pháp lý mang tính thống nhất liên quan đến việc xử lý nợ xấu và tài sản đảm bảo của các khoản nợ.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, Nghị quyết 42 có hiệu lực tháng 8/2017, hoạt động xử lý nợ xấu ở hệ thống các tổ chức tín dụng đã có sự tăng tốc nhất định. Thống kê của NHNN cho thấy, đến cuối tháng 3/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 100,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu áp dụng các quy định liên quan. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất mà quá trình xử lý nợ xấu ở các tổ chức tín dụng gặp phải là thiếu hướng dẫn cụ thể trong xử lý tài sản đảm bảo của ngành tòa án.

Theo một đại diện Công ty quản lý Tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), để thu giữ được tài sản đảm bảo trong hợp đồng bảo đảm phải có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ của tổ chức tín dụng.

Trong khi đó, phần lớn các hợp đồng bảo đảm đã ký giữa tổ chức tín dụng và khách hàng trước ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực (1/1/2017) đều không có thỏa thuận cụ thể về quyền thu giữ tài sản đảm bảo mà chỉ quy định chung chung như: “bên nhận thế chấp được xử lý tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật” hoặc “bên nhận thế chấp được toàn quyền bán tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay”.

Vì vậy nếu không có hướng dẫn chi tiết từ ngành tòa án thì hầu như VAMC và các tổ chức tín dụng khó có thể thu giữ tài sản. Bởi chỉ cần động đến tài sản đảm bảo là bên vay vốn (tức bên đảm bảo) có thể không đồng ý và khởi kiện ra tòa án.

Thực tế, chỉ tính từ đầu năm 2018 đến nay tổng số vụ việc phải thi hành án liên quan đến nợ xấu và tài sản đảm bảo các khoản nợ đã đạt con số 21.000 vụ trên cả nước, tương ứng số tiền khoảng 95.000 tỷ đồng. Trong đó các bên liên quan mới chỉ xử lý được khoảng gần 1.700 vụ, chiếm khoảng 7,7%. Điều này càng khẳng định vướng mắc trong việc xử lý tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo và quyền xử lý tài sản đảm bảo vẫn là những vướng mắc chính các tổ chức tín dụng và khách hàng gặp phải khi tiến hành xử lý nợ xấu.

Với việc NQ 03 của Tòa án nhân dân tối cao chính thức có hiệu lực, những nút thắt trên kỳ vọng sẽ được tháo gỡ. Bởi trong Nghị quyết này, việc phân loại các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản đảm bảo và quyền xử lý tài sản đảm bảo đã được định danh và đưa ra các hướng dẫn xử lý theo thủ tục rút gọn tại tòa án.

Đặc biệt, trong hướng dẫn của mình, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao mới đây cũng đã nhấn mạnh khi áp dụng thủ tục rút gọn, tòa án các cấp có thể xem xét công nhận các thỏa thuận về quyền thu giữ tài sản của bên nhận đảm bảo. Trong trường hợp hợp đồng đảm bảo không ghi cụ thể nội dung về quyền thu giữ tài sản thì tòa có thể dùng văn bản liên quan có ghi nhận thỏa thuận của các bên về vấn đề này, kể cả trường hợp văn bản liên quan này được hình thành sau thời điểm các bên ký hợp đồng đảm bảo.

Với việc cởi mở nút thắt này, khi NQ 03 được triển khai tại các địa phương có thể việc xử lý các tranh chấp thu giữ tài sản và bán đấu giá các tài sản đảm bảo sẽ được thực hiện thêm một bước nhanh chóng hơn. Điều này sẽ thúc đẩy các tổ chức tín dụng thu giữ và xử lý được các tài sản đảm bảo là các dự án bất động sản – vốn là những tài sản thế chấp lớn nhất trong tổng số nợ xấu hiện nay.

Xem thêm

Thạch Bình