|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kỹ sư công nghệ kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm với mô hình nuôi cá lồng bè

15:45 | 20/08/2018
Chia sẻ
Tận dụng dòng sông sau nhà để khởi nghiệp, một kỹ sư công nghệ thu tiền tỷ mỗi năm nhờ mô hình nuôi cá lồng bè.
ky su cong nghe kiem hang ty dong moi nam voi mo hinh nuoi ca long be Tình yêu với nông nghiệp sạch của chàng kỹ sư công nghệ

Ung Mạnh Tường sinh ra và lớn lên ở xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và từng tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin của trường Đại học Quảng Nam. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp Đại học, Tường quyết định khởi nghiệp với ngành nuôi thủy sản.

“Tôi nhận thấy quê nhà có vị trí địa hình tốt, nhất là dòng sông sau nhà thuận lợi cho việc làm mô hình nuôi cá lồng bè, nhưng không người nào triển khai mô hình ấy”, kỹ sư sinh năm 1985 kể.

ky su cong nghe kiem hang ty dong moi nam voi mo hinh nuoi ca long be
Mô hình của Ung Mạnh Tường hiện nay bao gồm 20 lồng bè nuôi cá diêu hồng, 8 hồ nuôi cá lóc và 8 hồ nuôi ếch. Ảnh: Tấn Phước

Chàng kỹ sư cùng anh ruột quyết định tận dụng dòng song sau nhà để khởi nghiệp. Hai người làm 4 lồng bè trên song để nuôi cá. Họ chọn cá diêu hồng vì dòng cá này ăn tạp nên việc nuôi, thâm canh dễ đem lại năng suất cao. Ngoài ra, họ còn tận dụng phế phụ, phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản, hoặc lò giết mổ gia súc để chế biến thành thức ăn nuôi cá, giúp giảm bớt chi phí thức ăn.

“Khi nuôi trong lồng và ăn thức ăn công nghiệp, cá sẽ sinh trưởng nhanh và tỷ lệ hao hụt thấp, nhờ vậy mà cá sẽ đạt trọng lượng thương phẩm từ 400 - 500 g trở lên. Chỉ sau 5-6 tháng, chúng ta có thể thu hoạch”, chàng trai kỹ sư công nghệ nói.

Ban đầu, mô hình của Tường hoạt động khá suôn sẻ. Với 4 lồng bè, sau hơn 5 tháng, anh đã nhanh chóng hoàn lại vốn và còn thu về khoản lợi nhuận trên 60 triệu đồng.

“Suốt thời gian này, để có kinh nghiệm, tôi phải vừa chăm sóc cá, đồng thời phải học nghề ở một mô hình nuôi cá lồng bè khác để có thêm kinh nghiệm”, anh tâm sự.

ky su cong nghe kiem hang ty dong moi nam voi mo hinh nuoi ca long be
Ung Mạnh Tường từng mất trắng vào năm 2016. Ảnh: Tấn Phước

Trong mùa vụ đầu, do chưa có đầu ra cho sản phẩm, Tường đối mặt với khó khăn về đầu ra. May mắn thay, một người bạn giới thiệu các thương lái cho Tường, nên nguồn thu trở nên ổn định.

Sang năm hai, thấy mô hình hoạt động hiệu quả, Tường quyết định mở rộng mô hình này lên 8 lồng. Ngoài ra anh còn đầu tư thêm 4 hồ xi măng để làm mô hình nuôi cá lốc và ếch trên cạn.

Năm 2016, do thiếu kinh nghiệm và không biết cách phòng chống thiên tai và bệnh dịch sau lũ, nên cá của Tường trôi theo dòng nước. Số cá còn lại nhiễm dịch bệnh, giá bán liên tục giảm. Hồi đó, anh gần như mất trắng.

Quyết không chịu khuất phục trước thất bại, anh tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nhất là việc đối phó với lũ lụt và bệnh dịch.

Để bè có thể chống chọi lũ, Tường phải tách các lồng, chuyển chúng vào phía dòng nước êm. Ngoài ra, mỗi tuần, anh cho cá ăn những loại thực phẩm hỗ trợ để chúng tăng sức đề kháng, không nhiễm bệnh.

ky su cong nghe kiem hang ty dong moi nam voi mo hinh nuoi ca long be
Một hồ nuôi ếch của Ung Mạnh Tường. Ảnh: Tấn Phước

Sau 4 năm, Ung Mạnh Tường đạt mức doanh thu trên 2,5 tỷ đồng hàng năm, đạt lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Hiện nay, anh đã phát triển mô hình lên 20 lồng bè nuôi cá diêu hồng, 8 hồ nuôi cá lóc và 8 hồ nuôi ếch. Trong thời gian tới anh tường sẽ tiếp tục làm thêm 10 lồng nữa để nuôi cá diêu hồng.

Với kinh nghiệm nuôi cá lồng bè, Tường chia sẻ rằng, ngoài các yếu tố để chăm sốc đàn cá, người nuôi còn phải để ý đến mùa vụ, nhất là vào mùa nắng. Do vào mùa này cá thường rất dễ mắc bệnh nên chúng ta cần giảm số lượng bằng một nửa so với mùa mưa để tránh tổn thất lớn”.

Xem thêm

Tấn Phước

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.