Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng con người là chìa khóa cho phát triển và tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0. Ông lưu ý không thể thành công nếu thiếu con người 4.0.
VDSC cho rằng, với tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP ở mức cao, thâm hụt ngân sách lớn và dự trữ ngoại tệ thấp, Việt Nam dễ chịu tác động bởi những rủi ro từ thị trường quốc tế.
Tại hội thảo Chiến tranh thương mại: Tương lai của doanh nghiệp sản xuất, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho biết về dài hạn, chiến tranh thương mại có thể tác động đến kinh tế Việt Nam đáng kể và theo hướng tiêu cực hơn lợi ích thu được.
Theo báo cáo “Môi trường kinh doanh 2019: đào tạo để cải cách” vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 31/10, Việt Nam đứng thứ 69 trong bảng xếp hạng với 3 cải cách nổi bật là thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập DN.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cắt giảm 202 thủ tục điều kiện kinh doanh trên tổng số 539 điều kiện kinh doanh còn lại, tương đương 36,1% thuộc các lĩnh vực như an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc lá, kinh doanh rượu, hóa chất…
Theo dự đoán của Moody’s, sau khi đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất trong sáu năm là 6,8% vào năm 2017, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2018.
Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam trong 3 năm qua cải thiện hơn rất nhiều so với thời gian trước. Song, nếu so với các nước trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam sẽ tiếp tục còn thấp trong khoảng 5 tới 10 năm tới.
“Mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020 khó hoàn thành, đặc biệt khi việc phát triển DN vẫn tiềm ẩn một số khó khăn và số lượng DN chờ giải thể, phá sản tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2018”, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết.
Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tác động tới kinh tế Việt Nam theo hai hướng: thuận lợi và không thuận lợi. Vấn đề là chúng ta phải xác định rõ những điều này, từ đó Chính phủ có giải pháp kịp thời để khắc phục những tồn tại và tận dụng những ưu thế của chiến tranh thương mại để phát triển đất nước.
Việt Nam đang tăng cường các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời giữ lạm phát dưới sự kiểm soát để duy trì vị thế của mình là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Năm 2017, mặc dù năng suất lao động của Việt Nam đạt gấp 2 lần mức trung bình của nhóm thu nhập thấp, song chỉ bằng hơn 50% của nhóm nước trung bình thấp và bằng 13,8% nhóm các nước trung bình cao!
Cách đây 30 năm, Việt Nam là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Vậy quốc gia Đông Nam Á này đã làm thế nào để trở thành một nước có thu nhập trung bình?
Nhờ việc không ngừng nâng cấp hạ tầng và đổi mới trong chiến lược thu hút đầu tư, Nghệ An đã trở thành một trong những "thỏi nam châm" thu hút vốn FDI của cả nước.