Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết nước này đã nối lại hoạt động du lịch theo đoàn đến các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Đức và Anh.
Lạm phát, lãi suất ngân hàng cao và giá năng lượng leo thang do xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) đang ảnh hưởng đến nhu cầu quốc tế đối với hàng “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc). Nhu cầu toàn cầu suy yếu khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh, làm tăng thêm mối lo ngại về khả năng phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm nay.
Theo một cựu quan chức của Bộ Tài chính Mỹ, Trung Quốc đang nắm giữ nhiều ngoại hối hơn so với báo cáo chính thức. Theo vị quan chức này, lượng dữ trữ ngoại hối khổng lồ của Bắc Kinh có thể gây rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
làn sóng di cư của các triệu phú Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay, giữa bối cảnh nền kinh tế chậm lại và Chính phủ thắt chặt kiểm soát chính trị.
Các ngân hàng UBS, Standard Chartered, Bank of America (BofA) và JP Morgan hiện đều cho rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ chỉ đạt 5,2-5,7% trong năm nay, thay vì mức 5,7- 6,3% như các dự báo đã đưa ra trước đó.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC tức ngân hàng trung ương), ngày 15/5 đã cấp các khoản vay trung hạn với lãi suất không đổi đúng như dự báo, nhưng các thị trường nhận định khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ là khó tránh trong những tháng tới để hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 30/4, hoạt động sản xuất của nước này bất ngờ sụt giảm trong tháng 4 làm gia tăng sức ép đối với các nhà hoạch định chính sách.
Khi cả thế giới đang chiến đấu để hạ nhiệt giá cả, Trung Quốc lại cố gắng làm điều ngược lại. Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với cú sốc giảm phát và có thể rơi vào tình trạng kinh tế trì trệ như Nhật Bản.
Nhờ tâm lý người tiêu dùng cải thiện và các chính sách hỗ trợ, lĩnh vực dịch vụ của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh và góp phần thúc đẩy sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) báo hiệu khả năng giảm dần một số biện pháp kích thích được áp dụng trong thời đại dịch khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi và nhu cầu tín dụng đi lên.
Phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) ở tỉnh Hải Nam, ngày 30/3, Thủ tướng Lý Cường cho biết trong tháng 3, tình hình kinh tế của Trung Quốc đã cải thiện so với hai tháng đầu năm và nước này sẽ thúc đẩy nhu cầu trong nước cũng như củng cố đà phục hồi kinh tế.