Kinh tế toàn cầu sẽ cảm nhận nỗi đau chiến tranh thương mại trong năm 2019
Vì chiến tranh thương mại, các ngân hàng toàn cầu nhắm tới giới start-up công nghệ châu Á |
Bloomberg đưa tin lượng giao dịch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm ngay cả khi hai bên cố gắng giải quyết tranh chấp thương mại, và các công ty cảnh báo tình trạng gián đoạn tiếp diễn.
Nhiều hậu quả đã xảy ra. Tập đoàn GoPro sẽ chuyển phần lớn hoạt động sản xuất camera để xuất khẩu sang Mỹ ra khỏi Trung Quốc vào mùa hè năm tới, trở thành một trong những nhà sản xuất điện tử nổi tiếng đầu tiên hành động như vậy. Trong khi đó, gần đây tập đoàn FedEx giảm dự báo lợi nhuận và giảm công suất vận chuyển hàng không quốc tế.
“Mọi kiểu can thiệp vào thương mại sẽ trở thành một sắc thuế đối với nền kinh tế. Và nền kinh tế thế giới có lẽ sắp giảm tốc do hậu quả của nó”, Hamid Moghadam, giám đốc điều hành Prologis, phát biểu. Prologis, đặt trụ sở ở thành phố San Francisco, sở hữu gần 4.000 cơ sở giao vận trên toàn cầu.
Hàng loạt dữ liệu chỉ ra rằng xung đột thương mại với Trung Quốc sẽ khiến đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ giảm trong năm 2019. Ảnh: China Daily. |
Các thị trường tài chính đã hứng chịu hậu quả. Ngân hàng America Merrill Lynch ước tính tin tức về chiến tranh thương mại khiến chỉ số S&P 500 giảm 6% trong năm nay. Thị trường chứng khoán Trung Quốc mất 2.000 tỷ USD về giá trị trong năm 2018 và đang héo mòn trong một thị trường giá xuống.
Mối họa từ chiến tranh thương mại với kinh tế toàn cầu trong năm 2019
Những con số gần đây càng làm nổi bật những mối quan ngại rằng thương mại sẽ cản đà tăng trưởng của nước Mỹ trong năm tới. Người tiêu dùng Mỹ đang cảm thấy kém lạc quan nhất về tương lai của kinh tế trong năm tới, trong khi sự lạc quan của giới doanh nghiệp nhỏ về cải thiện kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm và các công ty kỳ vọng mức lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019.
Đối với nền kinh tế, mối đe dọa của chiến tranh thương mại đã tiêu tan, nhưng không biến mất. 3 nguy cơ thể hiện rõ rệt. Thứ nhất, các cuộc đàm phán trong 90 ngày giữa Trung Quốc và Mỹ có thể kết thúc với thất bại, và sau đó hai nước tiếp tục áp thuế quan cao hơn. Thứ hai, ngay cả khi thuế quan không tăng, việc các doanh nghiệp tranh thủ tăng đơn đặt hàng trước khi chiến tranh thương mại bùng phát sẽ khiến số lượng chuyến hàng trong năm 2019 giảm. Cuối cùng, dù chiến tranh thương mại không xảy ra, những dấu hiệu cảnh báo sớm từ các cuộc khảo sát Chỉ số Thu mua (PMI) tới cảnh báo lợi nhuận giảm của FedEx báo hiệu cầu của nền kinh tế giảm.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán kim ngạch thương mại toàn cầu sẽ giảm xuống 4% từ mức 4,2% trong năm nay và 5,2% trong năm 2017. Họ cảnh báo các chính phủ sẽ ủng hộ rào cản thương mại mạnh mẽ hơn.
Châu Âu cũng không tránh khỏi tác động. Mặc dù lĩnh vực chế tạo máy của Đức sẽ tạo ra 228 tỷ euro (260 tỷ USD) trong năm nay, tranh chấp thương mại là một trong những lý do khiến đà tăng trưởng của ngành giảm, theo Hiệp hội Công nghiệp VDMA. Sản lượng thực tế sẽ tăng khoảng 5% trong năm 2018, mức tăng cao nhất từ năm 2011, trước khi giảm xuống mức 2% trong năm tới.
Không ai biết Mỹ và Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận để chấm dứt chiến tranh thương mại trong tiến trình đàm phán 90 ngày hay không. Ảnh: CNN |
Một nguy cơ nữa là Mỹ có thể áp thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu ô tô từ châu Âu và nhật Bản, một động thái có thể gây tổn hại quan hệ giữa vài nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vụ bắt bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính và con gái của người sáng lập tập đoàn công nghệ Huawei, phản ánh nguy cơ của những diễn biến khó lường – yếu tố có thể thổi bùng những mối quan hệ vốn đã căng thẳng.
Câu hỏi quan trọng là liệu Washington và Bắc Kinh có thể đạt một thỏa thuận vào hạn chót là ngày 1/3 năm tới. Nếu họ thành công, đám mây u ám phía trên nền kinh tế sẽ tan biến. Nhưng hiện tại, hiểm họa về việc căng thẳng vẫn tồn tại sẽ cản trở những kế hoạch mở rộng kinh doanh, và do đó cũng kìm hãm nền kinh tế toàn cầu.
Dots LLC, một nhà sản xuất kem và các sản phẩm đông lạnh khác ở Mỹ, là một trong số những doanh nghiệp “kẹt giữa làn đạn” chiến tranh thương mại. Sau 3 năm hoạt động ở Trung Quốc và khai trương những cửa hàng đầu tiên tại đại lục trong năm nay, công ty phải trả mức thuế quan hai con số cho sản phẩm từ sữa nhập khẩu từ Mỹ. Scott Fischer, giám đốc điều hành công ty, thừa nhận rằng nếu tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc thất bại, ông sẽ phải thay đổi chiến lược, chuỗi phân phối và thậm chí cả quốc gia mà ông mở rộng kinh doanh.
“Từ góc nhìn của một doanh nhân, câu hỏi của chúng tôi là chiến tranh thương mại sẽ kéo dài bao lâu? Lập kế hoạch kinh doanh trong môi trường này là việc rất khó”, ông bình luận.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/