|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

'Kiều nữ ngây thơ' từng bán sách cũ, gọi vốn bất thành 64 lần

13:09 | 26/11/2018
Chia sẻ
Trước khi tham gia Shark Tank Việt Nam, cô gái điều hành ứng dụng tìm nhà trọ Ohana từng khởi nghiệp với hai dự án và gọi vốn bất thành 64 lần.
 

Khởi nghiệp từ khó khăn khi tìm nhà trọ

Trong Shark Tank Việt Nam mùa hai, Trần Phan Thanh Thảo (Cathy Thảo Trần) để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Ứng dụng tìm phòng trọ Ohana do cô sáng lập được đánh giá là ý tưởng tốt, nhưng nhiều lỗ hổng. “Vua chảo” Nguyễn Xuân Phú còn khẳng định dự án sẽ thất bại nhưng vẫn đầu tư vì đánh giá cao người sáng lập.

ceo ohana tung ban ve chai goi von bat thanh 64 lan
Giao diện ứng dụng tìm nhà trọ Ohana trên điện thoại di động. Ảnh: Ohana.

Cô nàng sinh năm 1991 từng học lớp 10 tại chuyên Lê Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh. Năm 16 tuổi, Thảo xa gia đình để tiếp tục theo học phổ thông ở Australia trước khi sang Mỹ. Khi học Văn bên Mỹ, cô làm thêm nhiều việc như dạy văn, kèm sinh viên trong trường viết luận án. Thậm chí, Thảo cùng bạn thực hiện dự án mà cô gọi vui là “bán ve chai” - thu mua sách giáo khoa cũ rồi bán lại giá cao cho sinh viên trong kỳ nghỉ hè.

Mô hình khởi nghiệp đầu tiên của Thảo là gia công phần mềm. Công ty là cầu nối, cung cấp kỹ sư phần mềm Việt Nam giỏi cho những doanh nghiệp Mỹ. Sau hai năm hoạt động, dự án ký hợp đồng trị giá khoảng nửa triệu USD với IBM.

Tuy nhiên, cô nàng 9x luôn tham vọng tạo ra sản phẩm ảnh hưởng rộng rãi đến cộng đồng. Sau khi sống tại 7 thành phố, Thảo hiểu khó khăn của việc tìm nhà trọ. Nhận thấy đây là vấn đề xã hội nhưng chưa ai đủ hứng thú, khả năng giải quyết, cô cùng bạn Tâm Võ – một kỹ sư công nghệ nhiều năm làm việc tại thung lũng Silicon - nảy ra ý tưởng kinh doanh với ứng dụng Ohana.

Nữ giám đốc Ohana tiết lộ trong Café Khởi nghiệp rằng cô rút kinh nghiệm từ 64 lần gọi vốn thất bại để thành công tại Shark Tank Việt Nam. Sau khi lên sóng, đội ngũ công ty đang chuẩn bị thủ tục, báo cáo, gặp gỡ nhà đầu tư Nguyễn Mạnh Dũng để cập nhật những biến chuyển của sản phẩm. Ứng dụng đã thay đổi giao diện, tính năng, doanh số tăng gấp 3 – 4 lần so với thời điểm gọi vốn.

ceo ohana tung ban ve chai goi von bat thanh 64 lan
Trần Phan Thanh Thảo - người sáng lập ứng dụng Ohana.

Bí quyết tìm ngôn ngữ chung giữa những người đồng sáng lập

Cùng đồng hành nhiều năm, hai sáng lập viên Ohana - Thảo Trần và Tâm Võ - không tránh khỏi mâu thuẫn, tranh luận. Thảo cho biết, do nền tảng nghiệp vụ khác nhau nên cô và Tâm thường quan sát, đánh giá vấn đề trên lập trường khác nhau. Tâm muốn sản phẩm trở thành thuật toán siêu thông minh, trong khi Thảo chú trọng tầm ảnh hưởng của ứng dụng tới người tiêu dùng.

Khác biệt về tầm nhìn khiến hai nhà đồng sáng lập liên tiếp thất bại trước nhà đầu tư. Gác lại mâu thuẫn, Thảo và Tâm ngồi lại, liệt kê điểm mạnh trong chiến lược mỗi người. Tìm ra cách dung hòa, thống nhất cách nhìn giúp dự án cải thiện tích cực, rồi thành công trước dàn “cá mập” trên Shark Tank.

“Quyết định cuối phải là sự hòa hợp ý kiến giữa những người đồng sáng lập”, Thảo nhấn mạnh.

Nữ doanh nhân cho rằng, nhiều nhà sáng lập đặt cảm xúc, cái “tôi” cao. Họ không thể kiểm soát bản thân khi trao đổi với người khác. Thói quen ấy gây hại cho mối quan hệ đồng sáng lập.

Võ Tâm – giám đốc công nghệ Ohana - nhận định tranh luận là một người đưa ra luận điểm, một người phản biện. Sự thật nằm ở giữa cuộc tranh luận thay vì nằm trong quan điểm từng người. Do đó, tranh luận rất cần thiết để tìm sự thật và đi đúng hướng.

“Thay vì bảo vệ ý kiến cá nhân, chúng tôi thường lắng nghe người đồng sáng lập nhằm tìm ra quan điểm chung. Quyết định chỉ thống nhất khi hai bên đồng ý, và dựa trên kết quả thống kê, dữ liệu. Nếu một người chưa chấp nhận nghĩa là vẫn còn khúc mắc phải giải quyết”, Tâm nói.

Với hai nhà điều hành Ohana, sự cởi mở trong suy nghĩ của đối phương là điều quan trọng khiến họ muốn đồng hành lâu dài. Tâm chia sẻ, thách thức nhất của người đồng sáng lập là quản trị cảm xúc. Mối quan hệ đồng sáng lập sẽ bền vững nếu mỗi người biết quản lý cảm xúc của bản thân,

Xem thêm

Bùi Mến

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.