Khủng hoảng giá tiêu Ấn Độ: Sản lượng giảm nhưng giá không tăng
Trật vật với thời tiết xấu trong những năm gần đây, người trồng tiêu Ấn Độ sẽ ghi nhận một vụ mùa thấp. Sản lượng giảm, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa giá tiêu sẽ tăng cao hơn vì hồ tiêu nhập khẩu giá rẻ, chấp lượng thấp gia tăng.
Thiên nhiên không ủng hộ
"Gió mùa đã gây thiệt hại lớn. Người nông dân đã chi rất nhiều cho phân bón và thuộc trừ sau, nhưng giờ mọi thứ đều tan biến. Chúng tôi đã dự báo một vụ mùa bội thu, dạt 70.000 tấn, nhưng hiện chỉ còn chưa tới 45.000 tấn tiêu sau thu hoạch", theo ông Heman Kishor, chủ sở hữu của công ty Hemanand Spices có trụ sở tại Kochi, Ấn Độ.
Theo các chuyên gia thị trường, một vụ mùa thấp hơn chắc chắc sẽ kéo giá tăng cao từ đầu năm sau, nhưng đà tăng sẽ bị hạn chế ở khoảng 42.500 rupee/100 kg, chỉ tăng 10% so với mức giá hiện tại.
Đầu tháng 11, giá tiêu trắng và tiêu đen lần lượt được ghi nhận ở mức 38.900 rupee và 36.900 rupee/100 kg tại Kochi.
Trong tháng 8, các đồn điền hồ tiêu trên khắp huyện Wayanad và Idukki đã chịu thiệt hại vì mưa lớn, nguyên nhân của những trận lũ lụt tàn phá tại khu vực. Sự kiện này diễn ra sau khi những cơn mưa lớn và lở đất xuất hiện tại Chikmangalur and Coorg thuộc bang Karnataka, cũng ảnh hưởng tới các đồn điền hồ tiêu tại những khu vực này.
"Trong khoảng 40 ngôi làng tại Kerala và Karnataka, các trang trại hồ tiều đã bị ảnh hưởng. Lá cây bắt đầu héo và rụng vì mưa liên tục trong tháng 7 - tháng 8", ông Joshy Joseph, Tổng thư kí của Hiệp hội những người trồng tiêu Karnataka, cho biết.
Trong khi đó, theo ông Rohit M.S của MAM Trader, những vùng đất trũng chịu thiệt hại lớn hơn vì nước dồn về.
Cũng trong tháng 8, Hiệp hội những người trông tiêu Karnatak đã dự báo sản xuất hồ tiêu trên toàn Ấn Độ có thể phải tạm dừng vì điều kiện thời tiết bất lợi. Mặc dù, thiệt hại có thể đã bị phóng đại, nhưng các tuyên bố này không phải là không có căn cứ.
Karnataka là khu vực sản xuất hồ tiêu hàng đầu Ấn Độ, theo sau là Kerala. Cùng với nhau, sản xuất của hai khu vực chiếm hơn 85% sản lượng cả nước.
Giới thương lái trước đó ước tính mùa vụ năm 2019 đạt khoảng 70.000 - 75.000 tấn, nhưng hiện đã hạ dự báo xuống còn 40.000 - 45.000 tấn.
Cơ quan quản lý gia vị của Ấn Độ đã chốt sản lượng hồ tiêu trong năm 2018 đạt 64.000 tấn.
Sự sụt giảm mạnh như thế này về sản lượng thường sẽ kéo giá lên cao nhưng nhập khẩu hồ tiêu chấp lượng thấp từ Việt Nam đã chặt đứt kì vọng tăng giá.
Ảnh minh họa. |
"Cơn ác mộng" mang tên hồ tiêu giá rẻ Việt Nam
Trong năm 2017, giá hồ tiêu trên thị trường nội địa Ấn Độ dao động trong khoảng 30.000 - 32.000 rupee/kg, theo sau sự xuất hiện ổn định của hồ tiêu Việt Nam. Chính phủ Ấn Độ thường xuyên can thiệp kể từ thời điểm đó để kiềm chế sự biến động của thị trường, nhưng giá tiêu không thể vượt ngưỡng 45.000 rupee/100 kg trong thời gian gần đây.
Tháng 12/2017, chính phủ Ấn Độ đã đặt mức giá sàn 500 rupee/kg đối với hồ tiêu nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn không có dấu hiệu sụt giảm.
Nhập khẩu hồ tiêu đen từ Việt Nam của Ấn Độ đã tăng đột biến hơn 76% theo tháng lên 2.317,68 tấn trong tháng 9, theo nguồn tin thương mại.
Hồ tiêu giá rẻ từ Việt Nam tràn ngập trên thị trường thông qua Sri Lankia, nhờ cơ chế thuế quan thấp theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Thoả thuận Thương mại tự do Indo – Sri Lanka (ISFTA).
Theo ISFTA, Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hồ tiêu mỗi năm từ Sri Lanka với thuế suất bằng 0, và trên mức hạn ngạch sẽ bị áp thuế quan 8% theo SAFTA. Tuy nhiên, hồ tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế 52% theo thỏa thuận thương mại ASEAN.
"Giá hồ tiêu tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều... ngoài ra, nhập khẩu không chịu thuế quan, đối tượng được tái xuất khẩu trong 120 ngày với giá trị gia tăng", ông Kishor nói. Tuy nhiên, hầu hết hồ tiêu nhập khẩu được bán một cách bất hợp pháp trên thị trường nội địa thay vì tái xuất.
Việt Nam là nhà sản xuất và xuất khẩu, cũng là nguồn hồ tiêu rẻ nhất trên thế giới.
Với nguồn cung từ Việt Nam, thị trường tiêu nội địa Ấn Độ sẽ duy trì trạng thái dư thừa, nhân tố cản trở giá tiêu tăng tới 37.500 - 42.500 rupee/100 kg trong vòng 2 - 3 tháng tới, ông M.C Kariappa, một người trồng tiêu tại Coorg, cho biết.
"Khi yêu cầu của thị trường được đáp ứng, giá sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất giảm vì sản lượng toàn cầu cao hơn nhiều và nhập khẩu đang đổ vào thị trường nội địa, vì vậy sẽ không có khoảng cách cung - cầu nào", ông Vishwanath Krishnamurthy, người điều phối của Liên đoàn những người trồng tiêu đen, nhận định.
Dữ liệu từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, chỉ ra xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 10 giảm 8,5% so với tháng trước xuống 16.000 tấn, nhưng tăng 45,6% so với cùng kì năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đen tăng 8,9% so với năm ngoái lên 209.000 tấn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu giảm 32,8% xuống 683 triệu USD.
Giá hồ tiêu xuất khẩu trung bình ở mức 3.009 USD/tấn. Trong khi đó, giá tiêu trên thị trường nội địa trung bình duy trì ở mức thấp trong nhiều năm, đạt 56.000 đồng/kg.
(1 rupee = 322,4 đồng).
Xem thêm |