|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Khoảnh khắc lịch sử lần đầu tiên một thương hiệu ô tô Việt bước ra chinh phục thế giới

08:30 | 18/11/2021
Chia sẻ
"Tự hào quá Việt Nam ơi", đây là cảm xúc phổ biến của những người theo dõi sự kiện ra mắt hai mẫu xe ô tô điện VinFast trên đất Mỹ diễn ra trong sáng 18/11.

Sáng 18/11, đúng 6h30 phút giờ Việt Nam, hãng xe Việt - VinFast đã chính thức giới thiệu hai mẫu xe điện SUV VinFast VF e35 và VinFast VF e36 tại LA Auto Show 2021. Sự kiện đánh dấu đánh dấu lần đầu tiên một thương hiệu ô tô Việt chinh phục bản đồ thế giới.

Dù được phát sóng trực tiếp vào khung giờ rất sớm tại Việt Nam, song tính đến thời điểm hiện tại (sau một giờ kết thúc livestream), màn ra mắt bộ đôi xe Việt tại Mỹ đã thu hút 334.000 lượt xem chỉ tính riêng trên Facebook, với gần 16.000 lượt tương tác. Con số này vẫn còn đang tiếp tục tăng nhanh.

Các bình luận, người xem đều để lại các cảm xúc tự hào, phấn khích khi lần đầu tiên, một thương hiệu ô tô do Việt Nam sản xuất chính thức sánh bước ngang hàng với các ông lớn trên toàn cầu. Và không chỉ bán xe cho người Việt, người Việt mua mà giờ đây, thương hiệu xe Việt này đã dám dũng cảm tiến vào chinh phục thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Mỹ.

"Chúc mừng VinFast", "Tự hào Việt Nam", "Xúc động quá các bạn ơi ở thời khắc VinFast ra mắt để cả thế giới tận mắt nhìn thấy hai mẫu xe VFe35 và VFe36. Thật đẹp và vô cùng hoành tráng!",... đây là ba trong số hàng nghìn bình luận tại sự kiện trực tuyến ra mắt VF e35 và VF 36.

Khoảnh khắc lịch sử lần đầu tiên một thương hiệu ô tô Việt chinh phục thế giới: Tự hào quá Việt Nam ơi! - Ảnh 1.

Hiệu ứng VinFast trên mạng xã hội. (Ảnh: Chụp màn hình).

Khởi đầu từ một ý tưởng của người đứng đầu Tập đoàn Vingroup khi một tấm biển quảng cáo ô tô chạy ngang trước mặt ông trong lúc di chuyển từ sân bay về công ty, năm 2017, VinFast được thành lập.

Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VinFast được đặt tại Hải Phòng, Việt Nam được xây dựng thần tốc chỉ sau 21 tháng,  có mức độ tự động hóa lên đến 90%.

Tại Việt Nam, VinFast ra mắt thị trường các dòng xe xăng Fadil, Lux A và Lux SA từ năm 2019 và trong vòng 18 tháng, cả 3 mẫu xe này đã đạt vị trí số một với thị phần vượt trội trong phân khúc và liên tục duy trì thành quả đó tới nay. Trong tháng 9 năm 2021, thị phần của Fadil, Lux A và Lux SA trong phân khúc tương ứng là 75%, 95% và 97%.

Hiện tại, đồng thời với việc duy trì vị trí số một thị phần trong các phân khúc xe xăng, VinFast đang dịch chuyển trên con đường hiện thực hóa tầm nhìn trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu với hệ sinh thái xe điện gồm: ô tô điện, xe buýt điện và xe máy điện.

Sản phẩm ô tô điện đầu tiên VF e34 mới được mở bán tại thị trường Việt Nam từ tháng 3/2021 đã nhanh chóng thu hút hơn 25.000 đơn đặt hàng chỉ sau 3 tháng. Hai mẫu xe điện VF e35 & VF e36 có mặt tại Los Angeles Auto Show 2021 cũng là những mẫu ô tô điện đầu tiên của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

"Chúng tôi mong muốn truyền cảm hứng cho khách hàng cùng bứt phá giới hạn và chung tay vào cuộc cách mạng xe điện, để đẩy nhanh các giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu", ông Michael Lohscheller, Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu chia sẻ về tầm nhìn của VinFast trong sự kiện ra mắt sáng nay.

Ngoài ra, trao đổi bên lề với Reuters, vị CEO VinFast cũng cho biết, ngoài nhà máy tại Việt Nam, công ty sẽ xúc tiến sớm sản xuất ô tô ngay trên đất Mỹ. Ông nói rằng công ty coi việc sản xuất tại Mỹ là một quyết định chiến lược cực kỳ quan trọng, bởi việc vận chuyển ô tô trên thế giới cần sự thiết lập trong thời gian dài. "Chúng tôi muốn làm mọi thứ tại thị trường Mỹ", lãnh đạo VinFast toàn cầu nói thêm.

Tất nhiên chúng tôi làm việc thông qua nhiều lựa chọn khác nhau. Chúng tôi có những kế hoạch riêng. Tuy nhiên đúng là như vậy, chúng tôi cũng sẽ tiến hành IPO tại Mỹ trong một hoặc hai năm tới", cựu giám đốc điều hành Volkswagen và Opel, người được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu vào tháng 7 cho biết.

Có thể nói, sau rất nhiều thập kỷ loay hoay với bài toán phát triển ngành công nghiệp ô tô, VinFast đang là đại diện sáng giá nhất cho khát vọng của người Việt về một thương hiệu made in Vietnam mà mọi người đều có thể tự hào khi nhắc đến với bạn bè quốc tế.

Thiên Trường

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.