Khánh Hòa cần khoảng 228.000 tỷ đồng cho đầu tư công nghiệp đến 2025
Grab Việt Nam nói gì về lệnh cấm hoạt động ở Khánh Hòa? | |
Khánh Hòa chuyển 'đất vàng' gây tranh cãi thành công viên, bãi đỗ xe |
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa công bố quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Cụ thể đến 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh chiếm 42 - 44%, riêng công nghiệp chiếm 37 - 39,5% và tốc độ tăng trưởng bình quân năm mục tiêu 6,9 - 7,3%.
Giai đoạn 2021 -2025, tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn chiếm 37 - 39%.
Nam Vân Phong phát triển thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, tập trung các dự án trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như lọc hoá dầu, điện, đóng tàu, cảng biển, vận tải biển. (Ảnh: Khải An) |
Đến năm 2025, tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghiệp và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 40%; tỷ lệ sản phẩm công nghiệp chế tạo trong tổng giá trị sản xuất đạt trên 45%.
Theo quy hoạch đến năm 2025, toàn Khánh Hòa có 4 Khu công nghiệp (KCN) gồm: KCN Suối Dầu (Cam Lâm) có diện tích hơn 136 ha; KCN Ninh Thuỷ (Ninh Hoà) 207 ha; KCN Nam Cam Ranh (Cam Ranh) 350 ha; KCN Vạn Thắng (Vạn Ninh) 200 ha.
Các KCN này phục vụ các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, điện tử, cơ khí, cơ khí chế tạo, điện tử và công nghiệp sạch. Đồng thời, cũng sẽ có 12 cụm công nghiệp với diện tích hơn 525 ha, phục vụ chủ yếu các ngành công nghiệp sạch.
Ngoài định hướng phát triển theo ngành nghề, công nghiệp tỉnh giai đoạn tới còn được chia theo 3 vùng trọng điểm gồm Khu kinh tế Vân Phong, Vịnh Cam Ranh và Nha Trang - Diên Khánh.
Trong đó, Khu kinh tế Vân Phong được chia thành 2 khu vực, Nam Vân Phong phát triển thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, tập trung các dự án trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như lọc hoá dầu, điện, đóng tàu, cảng biển, vận tải biển.
Riêng Bắc Vân Phong sẽ xây dựng thành khu công nghệ cao theo quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Đối với khu vực vịnh Cam Ranh, tập trung phát triển tổng hợp kinh tế biển nhằm phát huy hết lợi thế, tiềm năng, kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo; chú trọng công nghiệp đóng tàu, hàng hải, cảng biển và phát triển công nghiệp nông thôn, dịch vụ du lịch để giải quyết lao động, góp phần từng bước hiện đại hoá.
Khu vực Nha Trang - Diên Khánh sẽ ưu tiên cho công nghiệp điện tử, công nghệ cao; đẩy mạnh công nghiệp nông thôn, công nghiệp phục vụ du lịch, thu hút lao động dôi dư do quá trình đô thị hoá.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ tập trung phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ, lựa chọn phát triển các ngành, các sản phẩm sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, tiêu tốn ít tài nguyên, thân thiện môi trường, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao, đóng góp lớn vào tổng giá trị GDP của tỉnh.
Sẽ có hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư cho các dự án công nghiệp chế biến thủy sản tại Khánh Hòa vào thời gian tới. (Ảnh: Khải An) |
Đồng thời, định hướng phát triển công nghiệp gắn với phát triển bền vững, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; luôn dành quỹ đất cho phát triển giai đoạn tiếp theo và đón những dự án lớn, công nghệ hiện đại góp phần tích cực vào chuyển đổi cơ cấu công nghiệp.
Để đạt được mục tiêu, Khánh Hòa ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp đến năm 2025 vào khoảng 227.799 tỷ đồng.
Trong đó, dự kiến ngân sách Nhà nước cần khoảng 3.417 tỷ đồng. Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn vay chiếm khoảng 107.065 tỷ đồng chiếm khoảng 47% nguồn vốn. Nguồn vốn nước ngoài khoảng 117.316 tỷ đồng, chiếm khoảng 51,5%.
Theo ông Lê Hoàng Thọ - Phó Giám đốc Sở Công Thương, những nội dung trọng yếu trong quản lý phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đã vạch ra được những vấn đề mang tính chiến lược, định hướng cao.
Việc quy hoạch giúp các doanh nghiệp hiện có đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị sản phẩm ở những phân khúc có giá trị tăng cao.
“Quy hoạch đã chú trọng vào việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, đẩy mạnh thu hút đầu tư bằng các chính sách ưu đãi đặc thù, hấp dẫn.
Không ngừng đẩy nhanh công tác cải cách hành chính để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Thọ cho biết.
Khánh Hòa đề nghị khẩn cấp ngăn khách Trung Quốc thanh toán 'chui'
Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước ... |
Du lịch Nha Trang phát triển thị trường mới, cần bỏ suy nghĩ ‘Tàu đến, Tây đi’
Nhiều chuyên gia nhận định Nha Trang đang và sẽ là điểm đến dài hạn, tiềm năng đối với khách du lịch Trung Quốc. Trong ... |
Kiểm tra việc giao đất đẹp Nha Trang cho cán bộ lãnh đạo
Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa khẳng định việc giao đất cho cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh này ... |