|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kết hợp cửa hàng thực với bán hàng trực tuyến là nước cờ của Alibaba trước đối thủ Amazon trên bàn cờ Đông Nam Á

11:14 | 30/10/2018
Chia sẻ
Sau khi tiếp tục rót tiền vào sàn thương mại điện tử Lazada, tập đoàn Alibaba sẽ tập trung vào việc kết hợp các cửa hàng thực với cửa hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
ket hop cua hang thuc voi ban hang truc tuyen la nuoc co cua alibaba truoc doi thu amazon tren ban co dong nam a Amazon, Alibaba dồn dập chiêu mộ nhà bán hàng Việt Nam
ket hop cua hang thuc voi ban hang truc tuyen la nuoc co cua alibaba truoc doi thu amazon tren ban co dong nam a Lazada tụt dốc, Shopee bứt phá giành vị trí sàn thương mại điện tử số một Việt Nam

Alibaba đang chuẩn bị bành trướng thế lực ở Đông Nam Á trong bối cảnh tập đoàn thương mại điện tử Amazon.com nhắm tới khu vực.

Sau khi tiếp tục rót tiền vào sàn thương mại điện tử Lazada, Alibaba sẽ tập trung kết hợp các cửa hàng vật lý với cửa hàng trực tuyến.

James Dong, người vừa đảm nhận vị trí giám đốc điều hành Lazada Thái Lan trong năm nay, cho biết, Alibaba sẽ sớm mang chiến lược "bán lẻ mới" vào khu vực Đông Nam Á- chiến lược quan trọng để cạnh tranh với đối thủ đến từ Mỹ.

Vào đầu năm nay, Alibaba đã rót thêm 2 tỷ USD vào Lazada. Alibaba hiện diện khắp thế giới nhưng hoạt động thương mại ở nước ngoài chỉ đóng góp khoảng 8% doanh thu trong năm 2017.

ket hop cua hang thuc voi ban hang truc tuyen la nuoc co cua alibaba truoc doi thu amazon tren ban co dong nam a
Đầu năm nay, tập đoàn Alibaba rót thêm 2 tỷ USD vào Lazada. Ảnh: Reuters.

Đông Nam Á là thị trường nước ngoài lớn nhất của Alibaba, với sự hiện diện tại 6 nước thông qua Lazada. Ông James Dong nhận định khu vực Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược mở rộng toàn cầu của Alibaba.

Ở Trung Quốc, Alibaba đã hợp tác với các nhà bán lẻ như chuỗi siêu thị RT-Mart, nâng cấp các cửa hàng với hệ thống thanh toán điện tử, phân phối theo yêu cầu và phân tích dữ liệu người tiêu dùng.

Trong một cuộc phỏng vấn ở Bangkok, ông Dong cho rằng mô hình bán lẻ Alibaba triển khai ở Đông Nam Á sẽ tương tự mô hình họ đã thực hiện tại Trung Quốc. Thái Lan sẽ là thị trường đầu tiên triển khai mô hình bán lẻ ấy.

Khu vực Đông Nam Á có vị trí quan trọng với Alibaba không chỉ do vị trí địa lý gần gũi mà còn do sự tương đồng trong thói quen tiêu dùng giữa người dân khu vực với Trung Quốc.

ket hop cua hang thuc voi ban hang truc tuyen la nuoc co cua alibaba truoc doi thu amazon tren ban co dong nam a
Giám đốc Lazada Thái Lan, ông James Dong.

"Hành vi, sức mua và sở thích của người dân Đông Nam Á rất giống với người Trung Quốc. Chúng tôi cảm thấy cách tiếp cận, công nghệ và phương pháp tiếp cận người tiêu dùng của chúng tôi sẽ hoạt động hiệu quả tại thị trường này", Dong nói.

Lazada đang hoạt động tại 6 nước Đông Nam Á - Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Trước khi rót thêm 2 tỷ USD, Alibaba đã nắm 83% cổ phần sàn TMĐT này.

Thương mại điện tử chỉ mới bắt đầu ở Đông Nam Á và phát triển nhờ những người tiêu dùng hiểu biết về công nghệ. Theo một báo cáo gần đây của tập đoàn tư vấn Boston, với dữ liệu của Euromonitor, chỉ 5,5% giao dịch bán lẻ được thực hiện trực tuyến tại Singapore và chỉ 3,1% ở Indonesia, thấp hơn nhiều so với con số 20% ở Trung Quốc.

Dong mô tả Amazon là đối thủ lớn nhất của Alibaba không chỉ ở Đông Nam Á mà còn trên phạm vi toàn cầu. "Tôi tin 5 năm nữa, Amazon và chúng tôi sẽ cạnh tranh ở mức cao. Họ có thể hoạt động tốt hơn ở các nước phát triển nhưng chúng tôi lại hơn họ ở các nước đang phát triển", Dong bình luận.

Năm ngoái, Amazon gia nhập thị trường Singapore và nhiều dấu hiệu cho thấy họ đang chuẩn bị tấn công vào thị trường Việt Nam và Indonesia. Giống như Alibaba, tập đoàn bán lẻ có giá trị nhất thế giới cũng đã mạo hiểm đầu tư vào hoạt động bán lẻ truyền thống, thông qua các cửa hàng tiện lợi tự động Amazon Go.

Động thái của Alibaba tấn công vào thị trường Đông Nam Á có thể sẽ vấp phải sự cạnh tranh từ một số công ty địa phương khi họ cũng đang nỗ lực đầu tư vào các hình thức bán lẻ O2O (kết hợp cả hai hình thức online và offline).

"Đông Nam Á là thị trường quan trọng nhất để chúng tôi tiến hành toàn cầu hóa. Chúng tôi phải giành chiến thắng", ông Dong khẳng định.

Xem thêm

Tuệ An

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.