Lazada, Tiki, Shopee... giành giật ở đô thị, Sendo chủ động tiến về nông thôn
Sendo gọi vốn thành công 51 triệu USD |
Sendo hướng về phân khúc khách hàng ở tỉnh lẻ
Giữa thị trường sàn giao dịch thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt ở các thành phố lớn, Sendo nhận thấy cơ hội vàng để giành thị phần ở những khu vực tỉnh lẻ.
Các công ty nền tảng thương mại điện tử lớn như Lazada, Shoppee hay Adayroi, Tiki đang cạnh tranh nảy lửa để bảo vệ và giành chỗ đứng tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM. Khác với họ, mô hình kinh doanh của Sendo lại tập trung vào những người dùng ở khu vực chưa phát triển ngoài hai thành phố lớn này.
Chủ tịch HĐQT của CTCP Công nghệ Sen đỏ sở hữu sàn giao dịch Sendo.vn, ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, chia sẻ với Nikkei:" Chúng tôi tập trung vào người mua sắm sinh sống ở các thành phố trực thuộc tỉnh và các tỉnh lẻ – thị trường chưa được khai phá với quy mô khoảng 70 triệu người”.
Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Sendo. |
Ông Dũng chia sẻ: “Chúng tôi cam kết cung cấp sàn giao dịch trực tuyến thân thiện và dễ sử dụng dành cho người dân địa phương, bởi chúng tôi hiểu hành vi của người dùng tốt hơn những công ty nước ngoài”.
Chợ Sendo cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm từ 300.000 người bán. Các sản phẩm trên Sendo có mức giá trung bình là 15 USD và sản phẩm thời trang dưới 50 USD là nhóm mặt hàng bán chạy nhất.
"Ngành thương mại điện tử ở Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ và có nhiều dư địa để phát triển. Chúng tôi nhận thấy 60% người tiêu dùng và 30% người bán đến từ khu vực ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM”, ông Dũng nhận định.
Cuối năm 2017, doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đạt 1,08 tỷ USD, chiếm chưa đến 1% doanh số bán lẻ trị giá 130 tỷ USD trong nước. Tuy nhiên, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam khẳng định Việt Nam là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhất, với tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 30%, trong vài năm gần đây. Tỷ lệ này có thể tiếp tục duy trì đến năm 2020.
Sen đỏ chỉ phục vụ nhà cung cấp Việt Nam
Với tên gọi “Sen đỏ” - lấy cảm hứng từ loài hoa sen truyền thống cùng với màu đỏ của lá cờ Việt Nam - Sendo xác định họ chỉ phục vụ các nhà cung cấp Việt Nam.
Chủ tịch Sendo kể: "Từ đầu, chúng tôi đã phải xây dựng nền tảng dưới hình thức dự án của Tập đoàn FPT, khi đó thương mại điện tử vẫn còn là một ý tưởng rất mới ở Việt Nam. Không ai trong chúng tôi có kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên môn về thương mại điện tử. Ngay từ những bước đầu tiên, chúng tôi đã tự học và xây dựng nền tảng từng ngày với sự hỗ trợ của FPT và SBI”.
Ba tháng sau khi Sendo ra đời, công ty đã mua lại 123mua.vn, một nền tảng thương mại điện tử của Tập đoàn VNG, cho phép Sendo trực tiếp tiếp cận 30 triệu khách hàng của hệ thống VNG và thúc đẩy sự hiện diện của Sendo ở giai đoạn đầu.
Cuối 2014, công ty nhận khoản đầu tư khoảng 18 triệu USD đổi lấy 33% cổ phần từ ba công ty Nhật Bản, bao gồm SBI Holdings và hai công ty Econtext ASIA, Beenos. Mới đây, Sedo lại nhận 51 triệu USD ở vòng hai từ 8 nhà đầu tư bao gồm SBI Holdings, Daiwa PI Partners, SoftBank Ventures Korea và Beenos. Hiện tại, Tập đoàn FPT là cổ đông lớn nhất của Sendo, nhưng vẫn nắm dưới 50% cổ phần của công ty.
Sendo coi Facebook là mối đe dọa chính trong thương mại điện tử của Việt Nam, vì mạng xã hội này đang được sử dụng rộng rãi để trao đổi hàng hóa. Hàng triệu cá nhân trao đổi thông tin về các mặt hàng mong muốn, và cuối cùng người bán và người mua sắp xếp điểm hẹn của họ để nhanh chóng thỏa thuận và trao đổi chủ yếu bằng tiền mặt.
Trong 5 năm tới, công ty tìm các nhà đầu tư cho một hoặc hai vòng gọi vốn tới, tăng cường cổng cổng thông tin người tiêu dùng đến người tiêu dùng với nền tảng thanh toán kỹ thuật số. Dịch vụ ví điện thoại di động SenPay của công ty cũng đã nhậ giấy phép từ Ngân hàng Trung ương của Việt Nam trong năm 2016.
Xem thêm |