|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

J.P. Morgan: Apple có thay đổi chiến lược phát hành iPhone mới

15:04 | 03/12/2019
Chia sẻ
Nếu Apple ra mắt iPhone mới hai lần một năm, như các nhà phân tích của J.P. Morgan đề xuất, thì đó sẽ là một sự thay đổi chiến lược lớn cho dòng sản phẩm quan trọng nhất của Táo khuyết.
J.P. Morgan: Apple có thay đổi chiến lược phát hành iPhone mới - Ảnh 1.

Nhân viên Apple ở Kuala Lumpur giới thiệu cho khách hàng về mẫu điện thoại iPhone 11. (Nguồn: Getty Images)

Các nhà phân tích tại hãng tài chính J.P. Morgan dự báo Apple có thể thay đổi chiến lược phát hành iPhone để ra mắt các thiết bị iPhone mới hai lần trong một năm, bắt đầu từ năm 2021.

Sự thay đổi này sẽ cho phép Apple làm giảm tính thời vụ truyền thống và tăng tính linh hoạt để thay đổi sản phẩm trong khung thời gian 6 tháng, từ đó tăng sức cạnh tranh với các nhà sản xuất thiết bị khác khi ra mắt điện thoại mới trong suốt cả năm.

Kể từ năm 2011, Apple đã phát hành những chiếc iPhone mới vào tháng 9. Nếu Apple ra mắt iPhone mới hai lần một năm, như các nhà phân tích của J.P. Morgan đề xuất, thì đó sẽ là một sự thay đổi chiến lược lớn cho dòng sản phẩm quan trọng nhất của Táo khuyết.

Các nhà phân tích cũng công bố dự đoán về dòng sản phẩm iPhone 2020 của Apple, theo đó sẽ có bốn mẫu iPhone mới ra mắt vào tháng 9/2020. Đó là một thay đổi từ chiến lược phát hành ba mẫu điện thoại mà Apple đã sử dụng từ năm 2017.

Các nhà phân tích của J.P. Morgan cũng tin rằng Apple sẽ phát hành một mẫu iPhone có giá thấp- có thể iPhone giống với iPhone 8 vào mùa Xuân năm sau. Mẫu iPhone này đang được tạm gọi là iPhone SE2.

Các nhà phân tích dự đoán cả bốn mẫu điện thoại iPhone ra mắt vào mùa Thu năm sau sẽ có màn hình OLED vượt trội và hỗ trợ mạng 5G, mặc dù một số mẫu sẽ không hỗ trợ công nghệ mmWave, hứa hẹn tốc độ kết nối mạng nhanh hơn.

Các nhà phân tích lưu ý rằng các mẫu iPhone 2020 sẽ có kích thước màn hình tăng lên và điều đó kết hợp với hỗ trợ 5G có thể khuyến khích người dùng iPhone hiện tại nâng cấp thiết bị.

Việt Đức

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.