|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Indonesia chi gần 797 triệu USD chặn đà trượt giá của đồng nội tệ

14:50 | 06/09/2018
Chia sẻ
Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia  chi tổng cộng 11.900 tỷ rupiah (gần 797 triệu USD) để giảm sức ép của tình trạng đồng nội tệ mất giá so với USD.
indonesia chi gan 797 trieu usd chan da truot gia cua dong noi te Go-Jek và Grab giành giật thị trường Indonesia ra sao?
indonesia chi gan 797 trieu usd chan da truot gia cua dong noi te Indonesia lần nữa xác nhận kế hoạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2018
indonesia chi gan 797 trieu usd chan da truot gia cua dong noi te Indonesia thắt chặt các quy định nhập khẩu
indonesia chi gan 797 trieu usd chan da truot gia cua dong noi te

Nhân viên phòng giao dịch hối đoái kiểm tiền giấy rupiah tại thủ đô Jakarta, Indonesia. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) Perry Warjiyo ngày 5/9 cho biết nước này đã chi tổng cộng 11.900 tỷ rupiah (gần 797 triệu USD) thông qua một số giao dịch thị trường để giảm sức ép của tình trạng đồng nội tệ mất giá so với USD.

Các giao dịch trên được thực hiện bởi cơ chế mua lại các loại tiền của Indonesia (SBN) mà các nhà đầu tư nước ngoài bán ra trong những ngày qua. Hoạt động mua lại đã được thực hiện với 3.000 tỷ rupiah (trên 200 triệu USD) vào ngày 30/8, 4.100 tỷ rupiah (274 triệu USD) vào ngày 31/8, 3.000 tỷ rupiah vào ngày 3/9 và 1.800 tỷ rupiah (120 triệu USD) vào ngày 4/9.

Phát biểu trước các nghị sỹ quốc hội, Thống đốc BI Perry cho biết mục đích của các giao dịch này là bình ổn thị trường ngoại hối.

Cơ chế mua lại nói trên là một phần can thiệp của BI nhằm ứng phó với những diễn biến bất thường của tỷ giá hối đoái giữa đồng rupiah và USD thời gian gần đây.

Bên cạnh hệ thống này, BI cũng tiến hành các can thiệp vào giao dịch ngoại hối, bằng cách đảm bảo đủ nguồn cung ngoại hối trong nước, cũng như đưa ra quy định giảm chi phí cho các công ty có kế hoạch áp dụng cơ chế bảo vệ tài sản ngoại hối của mình phòng trường hợp tài sản này mất giá thêm nữa.

BI cũng tăng cường trao đổi với các công ty, đặc biệt là khuyến khích họ dồn thu nhập từ xuất khẩu vào thị trường nội địa và ngăn chặn tình trạng mua ngoại hối nhiều chỉ vì những tin đồn.

Đồng rupiah đang phải đối mặt với tình huống khó khăn, khi giá trị hối đoái của đồng tiền này giảm mạnh so với USD (15.000 rupiah/1USD). Thống đốc Perry cho biết sự "lao dốc" của đồng nội tệ xuất phát từ các nhân tố bên ngoài, trong đó có sự giảm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, cộng với những căng thẳng thương mại gia tăng./.

Xem thêm