|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

IMF dự kiến giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023​

21:03 | 13/01/2023
Chia sẻ
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết IMF dự kiến sẽ không hạ dự báo mức tăng trưởng 2,7% cho năm 2023, với lí do những lo ngại về việc giá dầu tăng đột biến đã không xảy ra và thị trường lao động vẫn mạnh.

Theo bà Kristalina Georgieva, năm 2023 sẽ là “một năm khó khăn” nữa của kinh tế toàn cầu và lạm phát vẫn ở mức cao, nhưng bà cho rằng năm nay sẽ không có những đợt hạ dự báo liên tiếp như năm 2022, trừ khi có những diễn biến bất ngờ.

Trả lời phóng viên tại trụ sở của IMF tại Washington cho biết tăng trưởng tiếp tục chậm lại trong năm 2023. Phần tích cực của bức tranh là khả năng phục hồi của thị trường lao động. Miễn là hoạt động tuyển dụng vẫn diễn ra, thì ngay cả khi giá cả cao, mọi người vẫn chi tiêu.

Bà Georgieva cho biết IMF dự kiến sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ “chạm đáy” và chuyển biến tốt hơn vào cuối năm 2023 và sang năm 2024.

Bà Georgieva cho biết thêm có nhiều hy vọng rằng Trung Quốc, trước đây đóng góp khoảng 35% đến 40% tăng trưởng toàn cầu nhưng đã có kết quả "đáng thất vọng" trong năm 2022, sẽ một lần nữa đóng góp vào tăng trưởng toàn cầu, có thể là từ giữa năm 2023.

Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào việc Bắc Kinh không thay đổi hướng đi và bám sát kế hoạch đảo ngược các chính sách zero COVID.

Trong khi đó Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể sẽ hạ cánh nhẹ và sẽ chỉ bị sụt giảm nhẹ nếu rơi vào suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên, bà Georgieva cho biết những bất ổn lớn vẫn còn, bao gồm một sự kiện khí hậu quan trọng, một cuộc tấn công mạng lớn hoặc nguy cơ leo thang trong căng thẳng Nga-Ukraine. 

Ngoài ra, lạm phát vẫn “dai dẳng” và các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục gây sức ép để ổn định giá cả.

Minh Hằng (Theo Reuters)

Bài 4: Giải bài toán phát triển hạ tầng bằng mô hình quỹ đầu tư
Theo đánh giá của World Bank, thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư công trọng điểm là một chìa khóa giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong cả ngắn và dài hạn. Tuy nhiên, giải ngân đầu tư công nhiều năm nay tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết dứt điểm, khiến nhiều dự án chậm tiến độ, đội vốn, gây hao tổn nguồn lực và làm giảm năng lực cạnh tranh quốc gia.