|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

IMF thận trọng về triển vọng kinh tế thế giới năm 2023

11:30 | 02/01/2023
Chia sẻ
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Kristalina Georgieva. (Ảnh: Getty Images). 

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 1/1 nhận định, kinh tế thế giới trong năm 2023 sẽ đối mặt với nhiều khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu đều trải qua giai đoạn suy yếu.

Phát biểu trên đài truyền hình CBS, bà Kristalina Georgieva dự đoán năm 2023 sẽ còn “khó khăn” hơn so với năm 2022, do các nền kinh tế lớn là Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều đang trong giai đoạn giảm tốc.

Bà Georgieva chỉ ra rằng lần đầu tiên trong 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022 có thể sẽ bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Hơn nữa, khả năng bùng phát các ca nhiễm COVID-19 ở nước này trong những tháng tới theo dự báo nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng hơn nữa đến nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay, đồng thời khiến tốc độ tăng trưởng của khu vực và thế giới chậm lại.

Bà Georgieva cho rằng nền kinh tế Mỹ là kiên cường nhất, có thể tránh được suy thoái, trong khi đó một nửa Liên minh châu Âu (EU) sẽ suy thoái trong năm sau. Theo bà Georgieva, triển vọng của các thị trường mới nổi thậm trí còn tồi tệ hơn vì mức nợ và việc đồng USD mạnh. IMF dự đoán 1/3 nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2023.

Trước đó hồi tháng 10/2022, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh. Theo IMF, kinh tế thế giới năm 2023 sẽ chỉ tăng trưởng 2,7%, thấp hơn mức dự báo 2,9% IMF đưa ra hồi tháng 7/2022. 

Dragon Capital: Tiến trình nâng hạng, triển khai KRX sẽ thu hút thêm sự quan tâm của NĐT chứng khoán
Theo Dragon Capital, dù các yếu tố bên ngoài vẫn tiềm ẩn rủi ro nhưng các động lực tăng trưởng nội tại của Việt Nam và nỗ lực hiện đại hóa của Chính phủ lại cho thấy triển vọng thị trường chứng khoán tích cực.