IMF cảnh báo gia tăng rủi ro hệ thống tài chính toàn cầu
Chiến tranh thương mại có thể khiến nền kinh tế thế giới 'chia năm xẻ bảy' |
'Thị trường tài chính quốc tế đang đối mặt với nguy cơ bất ổn lớn' | |
Chính sách nới lỏng quy định ngân hàng của ông Trump đe dọa ổn định tài chính toàn cầu |
Những điểm gợi nhớ về thời kỳ khủng hoảng tài chính
Quỹ Tiền tệ Quốc tế vừa phát đi cảnh báo về những đe doạ đối với hệ thống tài chính toàn cầu đang tăng lên, với mức giá tài sản rủi ro tăng theo cách gợi nhớ thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
IMF cho biết hôm thứ Tư, trong bản báo cáo mới nhất của Báo cáo tình hình tài chính toàn cầu rằng rủi ro đối với sự ổn định tài chính thế giới đã tăng lên phần nào trong 6 tháng vừa qua. IMF nhận định: "Các lỗ hổng về tài chính đã tích lũy trong những năm có tỷ lệ và sự biến động cực kỳ thấp khiến cho con đường trở nên gập ghềnh và có thể làm gia tăng rủi ro".
Các nhà đầu tư "không nên quá thoải mái" trong khi thực tế không có sự gián đoạn lớn nào từ việc bán tháo mạnh đã làm rung chuyển thị trường trong tháng 2, IMF cho biết. "Định giá của tài sản rủi ro vẫn căng, cùng với một số động thái của chu kỳ tín dụng giai đoạn cuối nổi lên, gợi nhớ lại thời kỳ trước khủng hoảng". Điều này làm cho các thị trường tiếp cận với những điều kiện tài chính thắt chặt, có thể dẫn đến việc đột ngột thay đổi phần bù rủi ro và định giá lại các tài sản có rủi ro.
Theo quan điểm của IMF, giá của nhiều loại tài sản đang có dấu hiệu bong bóng. Giá của thị trường cổ phiếu được đánh giá là cao dựa trên các yếu tố cơ bản trên thế giới, nhất là ở Mỹ. Bên cạnh đó, giá trái phiếu doanh nghiệp cũng leo thang, với các dấu hiệu của tình trạng quá "nóng" về nhu cầu khoản vay từ các công ty có bậc xếp hạng tín nhiệm thấp.
Hàng loạt dấu hiệu có thể là nguy cơ của khủng hoảng
Ảnh minh hoạ |
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương từ 189 quốc gia thành viên của IMF ở Washington. Thị trường chứng khoán toàn cầu đã trải qua một đợt điều chỉnh rất mạnh hồi cuối tháng 1 và đầu tháng 2 với những hoài nghi về sức mạnh của nền kinh tế thế giới. Trong đó, chứng khoán Mỹ đã "bốc hơi" hơn 10%.
Việc điều chỉnh lãi suất dần trở về mức bình thường là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi sự truyền tải thông tin cẩn trọng từ các ngân hàng trung ương và nhà hoạch định chính sách nhằm giảm bớt rủi ro từ việc thắt chặt các điều kiện tài chính, Tobias Adrian - Giám đốc Bộ phận thị trường tiền tệ và thị trường vốn tại IMF cho biết.
Ông Tobias Adrian cũng nhận định thêm tình trạng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại thời gian gần đây đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, và sự trỗi dậy của các biện pháp bảo hộ thương mại có thể giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế và sự ổn định tài chính trên toàn cầu.
IMF lưu ý rằng các nhà đầu tư hiện đang không có sự định giá về nguy cơ lạm phát cao hơn trong vài năm tới khiến thị trường dễ bị tổn thương khi lạm phát tăng đột ngột.
Sự xuất hiện của các đồng tiền kỹ thuật số đã tạo ra rủi ro cho hệ thống tài chính toàn cầu, ông Adrian cho biết. Đồng thời rủi ro có thể xuất hiện từ việc sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư ở các tài sản như thế này. Ngoài ra, rủi ro cũng bắt nguồn từ sự yếu kém về cấu trúc hạ tầng của các sàn giao dịch tiền ảo, rủi ro gian lận và biến động cao.
IMF cho rằng trong bối cảnh lĩnh vực ngân hàng phục hồi mạnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, việc thực thi các cải cách mà họ đã cam kết sau cuộc khủng hoảng là vô cùng quan trọng.