Chiến tranh thương mại có thể khiến nền kinh tế thế giới 'chia năm xẻ bảy'
Bất chấp căng thẳng thương mại với Mỹ, tăng trưởng GDP quý I của Trung Quốc vẫn vượt kỳ vọng | |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến 1.300 tỷ đồng vốn ngoại rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam |
Phát biểu tại Đại học Hồng Kông, bà Lagarde đã cảnh báo về những mối đe doạ của một cuộc chiến tranh thương mại, cũng như sự gia tăng nhanh chóng của nợ công và nợ tư nhân trên khắp thế giới. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và vẫn lạc quan về năm 2018 và 2019.
Theo đó, các biện phát trả đũa thuế quan diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc đã dấy lên mối lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
"Hệ thống thương mại đa phương đã biến đổi thế giới của chúng ta từ thế hệ trước. Tuy nhiên, hệ thống các quy định và san sẻ trách nhiệm hiện nay đang có nguy cơ bị chia rẽ. Đây sẽ là một thất bại về chính sách chung không thể chấp nhận được", bà Lagarde cảnh báo.
Những mối quan ngại của bà được đưa ra trong tuần trước khi các bộ trưởng tài chính từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại Washington để thảo luận về những gì mà Giám đốc IMF cho là "những đám mây đen tối đang vây quanh đường chân trời".
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo các quy tắc hỗ trợ thương mại toàn cầu đang có nguy cơ bị chia rẽ bởi các thế lực theo đuổi chủ nghĩa bao hộ. Ảnh: Financial Times. |
Bà Lagarde đã chỉ trích suy nghĩ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời nói về sự mất cân bằng thương mại của Đức, sự thiếu bảo vệ thích hợp đối với sở hữu trí tuệ và các khoản trợ cấp chính phủ kém hiệu quả tại Trung Quốc.
"Các biện pháp thuế quan không chỉ dẫn đến những sản phẩm đắt tiền hơn và hạn chế lựa chọn, mà còn ngăn cản thương mại đóng vai trò thiết yếu trong việc thúc đẩy năng suất và phát triển các công nghệ mới", bà Lagarde nói, khi kêu gọi các quốc gia tránh xa chủ nghĩa bảo hộ ở mọi hình thức.
Về việc chính quyền của ông Trump tập trung vào vấn đề thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với Trung Quốc, bà cho rằng đây là kết quả của các chuỗi cung ứng toàn cầu phức tạp, trong đó Trung Quốc có thâm hụt thương mại đáng kể với những quốc gia họ nhập khẩu linh kiện.
Bà cho rằng chính quyền ông Trump nên xem xét tình hình tại chính nước Mỹ để cải thiện thâm hụt thương mại tổng thể. Ví dụ, Mỹ có thể giúp giải quyết tình trạng mất cân bằng toàn cầu quá mức bằng cách giảm dần chi tiêu công và tăng doanh thu, điều sẽ giúp giảm thâm hụt ngân sách trong tương lai.
Trong khi đó, Đức nên tăng chi tiết các khoản tiết kiệm khổng lồ, tạo ra thặng dư thương mại để thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng, thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số.
Và trong một phần nói về Trung Quốc, người đứng đầu IMF cho biết một gói cải cách chính sách thương mại quan trọng, gồm bảo vệ sở hữu trí tuệ tốt hơn và giảm sự bóp méo của những chính sách ủng hộ doanh nghiệp nhà nước.
"Chúng ta hãy tăng gấp đôi nỗ lực để giảm rào cản thương mại và giải quyết các bất đồng mà không cần sử dụng tới các biện pháp ngoại lệ", bà Lagarde kêu gọi.
Bà Lagarde cũng nhấn mạnh lo ngại về sự tăng trưởng liên tục của nợ công và nợ tư nhân, với kết quả nghiên cứu của IMF, dự kiến được công bố trong tuần này, cho thấy sẽ đạt mức cao chưa từng thấy ở 164 tỷ USD.
"So với mức nợ công và nợ tư nhân trong năm 2007, cón số này đã cao hơn 40%, tính riêng Trung Quốc đã chiếm hơn 40% trong số đó", bà Lagarde nói.
Nếu không có hành động nhằm giảm nợ, các quốc gia dễ bị tổn thương hơn đối với các cú sốc, cũng như ngân hàng và doanh nghiệp của những quốc gia có khoản nợ tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.