Vietnam Airlines cho biết năm 2022 có thuận lợi là thị trường hàng không hồi phục rất mạnh nhưng cũng kèm theo khó khăn là giá nhiên liệu cao đột biến, khiến cho khoản lỗ của tổng công ty không thể giảm nhanh.
Các khoản vay ưu đãi có lãi suất 0% nhưng Vietnam Airlines phải trả phí quản lý hàng năm từ 2,3% đến 2,5%. Chủ nợ lớn nhất của tổng công ty là Vietcombank.
Chi phí nhân công của Vietnam Airlines giảm mạnh một phần vì số lượng lao động đi xuống, ngoài ra còn vì hoạt động hàng không trầm lắng trong đại dịch.
Nếu không có khoản thu từ thoái vốn Cambodia Angkor Air (K6), hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines nhiều khả năng sẽ bị hủy niêm yết vì âm vốn chủ sở hữu và lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp.
Báo cáo tài chính năm 2021 sau kiểm toán của Vietnam Airlines cho thấy vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12 là số dương, tức là hơn 2,2 tỷ cổ phiếu HVN vẫn có thể ở lại HOSE.
Trong quý I/2022, Vietnam Airlines lỗ sau thuế hợp nhất 2.686 tỷ đồng, thấp hơn khoản lỗ 4.092 tỷ của quý I năm ngoái. Vốn chủ sở hữu âm 2.161 tỷ, tuy nhiên con số này không liên quan tới việc xem xét có hủy niêm yết cổ phiếu HVN hay không.
Đại hội cổ đông thường niên 2022 của Vietnam Airlines dự kiến được tổ chức vào ngày 28/6. Hiện nay, Vietnam Airlines chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán cả năm 2021 - một tài liệu không thể thiếu trong đại hội thường niên.
Tại sàn HOSE , giao dịch khối ngoại tiếp tục nghiêng về chiều bán ròng khi nhóm này chuyển hướng rút ròng 191 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 1,8 triệu đơn vị. Tâm điểm của giao dịch rút vốn tập trung ở hai nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường là ngân hàng và bất động sản.