Huawei: Ngành công nghiệp chip Trung Quốc sẽ 'tái sinh' dưới lệnh cấm của Mỹ
Theo CNBC, Eric Xu, chủ tịch luân phiên của Huawei, đã chỉ trích hạn chế xuất khẩu công nghệ của Washington đối với Trung Quốc. “Tôi tin rằng ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc sẽ không ngồi yên mà sẽ nỗ lực, tự cường và tự lực. Đối với Huawei, chúng tôi sẽ hỗ trợ tất cả những nỗ lực tự cứu mình, tự củng cố và tự lực như vậy của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc.”
Chất bán dẫn là một điểm trong căng thẳng Mỹ - Trung. Trong vài năm qua, Washington đã cố gắng cắt đứt Trung Quốc và các công ty của quốc gia tỷ dân này thông qua các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu.
Vào năm 2019, Huawei đã bị đưa vào danh sách đen của Mỹ có tên là Danh sách thực thể, cấm các công ty Mỹ bán công nghệ cho công ty Trung Quốc nằm trong danh sách này. Các sản phẩm bị hạn chế có chip dành cho thiết bị 5G.
Các hạn chế về chip đối với Huawei đã được thắt chặt hơn vào năm 2020 và tách biệt gã khổng lồ viễn thông khỏi các chip tiên tiến mới nhất mà Huawei cần cho điện thoại thông minh của họ. Sau đó, Washington đã đưa ra các hạn chế chip rộng hơn vào năm ngoái, nhằm tước đoạt chất bán dẫn quan trọng của các công ty Trung Quốc có thể phục vụ trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng tiên tiến hơn.
Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng chất bán dẫn tiên tiến cho mục đích quân sự. Chủ tịch Eric Xu của Huawei cho biết thay vì cản trở ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Trung Quốc, lệnh cấm vận của Mỹ có thể là điểm tích cực.
“Tôi tin rằng ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc sẽ hồi sinh dưới các lệnh trừng phạt như vậy và trở thành một ngành rất mạnh và tự lực,” ông Xu nói.
Theo các chuyên gia của CNBC, lệnh cấm vận của Mỹ có khả năng gây tổn hại cho ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Một số công cụ hoặc chip được sản xuất bằng công nghệ của Mỹ không được phép xuất khẩu sang Trung Quốc. Bản chất của chuỗi cung ứng chip làm cho lệnh cấm rất hiệu quả.
Các công cụ của Mỹ được sử dụng trong toàn bộ quy trình sản xuất chip, ngay cả khi chất bán dẫn được sản xuất ở một quốc gia khác. Ngành công nghiệp chip nội địa của Trung Quốc chủ yếu dựa vào công nghệ nước ngoài và thiếu các công ty có thể sánh ngang với các công ty ở Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trung Quốc đã coi sự tự lực là một ưu tiên lớn trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng đó là một thử thách với quốc gia tỷ dân.
Nhiều công ty Trung Quốc hiện đang cố gắng phát triển các công cụ cần thiết cho chất bán dẫn trong nước. Tuần trước, truyền thông Trung Quốc đưa tin ông Eric Xu và các công ty nội địa khác đã cùng nhau tạo ra các công cụ thiết kế chip điện tử cần thiết để sản xuất chất bán dẫn có kích thước từ 14 nanomet trở lên.
Chủ tịch Huawei cho biết những công cụ đó sẽ được thử nghiệm trong năm nay, cho phép chúng sớm được đưa vào sử dụng. Ông nhấn mạnh những tiến bộ mới “có rất ít ý nghĩa” đối với hoạt động kinh doanh của Huawei. Công ty vẫn đang quay cuồng với tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ. Huawei cho biết lợi nhuận ròng đã giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2022, đánh dấu mức giảm lớn nhất được ghi nhận.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/