|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

TikTok không phải là công ty Trung Quốc duy nhất khiến Nhà Trắng lo lắng: Liệu số phận có giống Huawei?

11:40 | 03/03/2023
Chia sẻ
Ngoài TikTok, Nhà Trắng cũng đang để mắt tới những công ty khác có nguồn gốc Trung Quốc.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ, bà Gina Raimondo, cho biết Nhà Trắng và Quốc hội đang làm việc để giảm rủi ro an ninh quốc gia từ nhiều ứng dụng mạng xã hội khác nhau có nguồn gốc Trung Quốc, theo South China Morning Post. Mục tiêu đầu tiên của Washington là TikTok.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 2/3, bà nói rằng những lo ngại về an ninh quốc gia “không chỉ giới hạn ở TikTok”. “Điều chúng tôi lo lắng là phần mềm được các công ty do Trung Quốc hậu thuẫn phát triển đang được được cài trên hàng triệu smartphone tại Mỹ, bao gồm cả những quân nhân. Những lo ngại về quyền riêng tư, dữ liệu, thông tin sai lệch,… thì không chỉ có ở mỗi ứng dụng TikTok”, bà nói.

Bà Raimondo đang cân nhắc một chuyến thăm đến Trung Quốc trong năm nay. Bà là một trong những quan chức hàng đầu trong nội các của Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy các nỗ lực chống lại điều mà họ gọi là “các mối đe dọa kinh tế và chiến lược” gia tăng từ Bắc Kinh.

 BàRaimondo. (Ảnh: Bloomberg).

Bộ phận của bà đã ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu rộng rãi đối với công nghệ sản xuất chip sang Trung Quốc vào năm ngoái và đang dẫn đầu trong việc rót khoảng 52 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ, ngành mà bà coi là nguồn tài nguyên an ninh quốc gia quan trọng.

“Đã có những thời điểm trong lịch sử, nước Mỹ cạnh tranh toàn cầu gay gắt với một siêu cường khác không chia sẻ các giá trị của chúng ta,” bà nói trong cuộc phỏng vấn tại trụ sở của Bloomberg ở Washington. "Đây là một trong những thời điểm như thế”.

Bà Raimondo cũng cho biết chính quyền đang làm việc thận trọng để xem xét kỹ lưỡng đầu tư ra nước ngoài vào một số ngành công nghiệp nhất định ở Trung Quốc, nhưng lưu ý rằng việc này có khả năng chậm lại do nguy cơ dẫn đến những hậu quả rộng lớn hơn, không lường trước được.

Sau đó, bà nói rằng một chương trình thí điểm về đầu tư ra nước ngoài là “có thể thực hiện được”, mặc dù vẫn cần phải xem xét thêm, và nhìn chung, các thủ tục đánh giá đầu tư ra nước ngoài sẽ mất “hàng tháng chứ không phải hàng năm” để thiết lập.

“Chúng tôi làm việc đó mỗi ngày, nói chuyện với những người trong ngành và nói chuyện với các bên liên quan”, bà nói.

Trong cuộc phỏng vấn, bà Raimondo cho biết: “Chúng ta muốn thương mại, chúng ta muốn đầu tư toàn cầu”. Nhưng giới chức Mỹ “không muốn những bộ óc, kinh nghiệm và tiền bạc của các nhà đầu tư mạo hiểm giỏi nhất nước Mỹ được Trung Quốc dùng để thúc đẩy công nghệ bán dẫn hoặc công nghệ trí tuệ nhân tạo, những thứ sẽ sử dụng trong quân đội của họ”, bà nói.

Có nhiều đề xuất tại Quốc hội tìm cách hạn chế TikTok ở Mỹ, bao gồm một dự luật từ Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, dự kiến sẽ ủy quyền cho ông Biden cấm ứng dụng này. 

“Có một số thành viên tại Thượng viện Mỹ cũng đang suy nghĩ kỹ về cách thức đúng đắn để bảo vệ an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ làm việc với Quốc hội để tìm ra cách nhằm bảo vệ nước Mỹ khỏi những lo ngại này”, bà nói.

Trong cuộc phỏng vấn vào tháng trước, bà Raimondo đã nói rằng “việc thông qua luật cấm một công ty không phải là cách để giải quyết vấn đề này”.

Mạng xã hội TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, cực kỳ phổ biến ở Mỹ, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Nhưng giới chức Mỹ nói rằng có một mối đe dọa bảo mật tiềm ẩn nếu ứng dụng này được sử dụng để thu thập dữ liệu người dùng hoặc một công cụ tuyên truyền.

Trước TikTok, một gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác cũng bị Mỹ làm cho điêu đứng là Huawei - công ty viễn thông lớn nhất thế giới. Kể từ năm 2019, Huawei đã bị Mỹ áp đặt các đợt trừng phạt khác nhau trước cáo buộc “gian lận và lừa dối”, đồng thời viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia.

Khi bị liệt vào danh sách đen về thương mại, Huawei đã bị mất một phần thị trường thiết bị viễn thông toàn cầu trị giá 100 tỷ USD vào năm 2021. Cùng năm đó, Huawei đang trên đà trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, vượt qua Samsung và Apple. 

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt do Mỹ áp đặt đã thay đổi cục diện thị trường. Chỉ một năm sau lệnh trừng phạt, Huawei đã tụt xuống vị trí thứ tám từ vị trí nhà cung cấp smartphone lớn thứ hai thế giới trước đó. 

Hiện, Huawei đã biến mất hoàn toàn trong bảng xếp hạng top 10 hãng smartphone thế giới. Các nỗ lực sản xuất thiết bị viễn thông của tập đoàn cũng bị ảnh hưởng khi Mỹ giới hạn quyền tiếp cận chip và công nghệ tiên tiến của gã khổng lồ này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Đức Huy

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.