|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hiện tượng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' trong cam kết bảo vệ môi trường của các thương hiệu thời trang

00:19 | 22/05/2020
Chia sẻ
Mặc dù các thương hiệu thời trang đưa ra những cam kết bảo vệ môi trường, họ vẫn tiếp tục nỗ lực bán sản phẩm ở mức cao nhất có thể.

“Thời trang và chất lượng với giá tốt nhất, theo cách bền vững”, H&M. Đó là cách mà tập đoàn Thụy Điển muốn khách hàng nghĩ về thương hiệu.

Tập đoàn thời trang nhanh khổng lồ đã cố gắng khẳng định vị thế bền vững trong vài năm gần đây. H&M công bố báo cáo bền vững hàng năm, và triển khai chương trình tái chế trong cửa hàng để khách hàng có thể đặt túi quần, áo không dùng của họ để đổi lấy khoản chiết khấu 15%.

Khẩu hiệu "bền vững" trong ngành thời trang

Zara, thương hiệu thời trang thuộc sở hữu của tập đoàn Inditex, cũng công bố những cam kết táo bạo về thời trang bền vững. Họ tuyên bố họ sẽ sản xuất trang phục từ 100% nguyên liệu bền vững vào năm 2025.

“Bền vững” đã trở thành khẩu hiệu phổ biến trong ngành thời trang. Chỉ trong vòng 3-4 năm gần đây, ý thức về tác dộng môi trường của thời trang đã tăng vọt. 

Trong báo cáo về ngành thời trang năm 2019, nền tảng tìm kiếm sản phẩm thời trang toàn cầu Lyst nhận thấy số lượt tìm những từ khóa liên quan tới bền vững đã tăng 75% so với cùng kì năm ngoái, với nhiều từ khóa liên quan tới nguyên liệu bền vững như Econyl (sợi nilon từ vật liệu tái chế) và cotton hữu cơ (không phụ thuộc vào phân hóa học hay thuốc trừ sâu).

Hiện tượng 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' trong cam kết bảo vệ môi trường của các thương hiệu thời trang - Ảnh 1.

Để sản xuất một áo sơ mi, nhà sản xuất cần sử dụng một lượng nước đủ để một người bình thường uống trong 2 năm rưỡi. Ảnh: Jakarta Post

Do mức độ quan tâm của người tiêu dùng tăng, các thương hiệu đã phản ứng nhanh bằng cách triển khai những chương trình và sáng kiến để thúc đẩy mức độ bền vững.

Tuy nhiên, mục tiêu sâu xa của họ vẫn không đổi. Họ vẫn muốn banms càng nhiều sản phẩm càng tốt.

Nỗ lực mở rộng thị trường, tăng số cửa hàng

Năm 2019, H&M - tập đoàn mà chỉ riêng tại Mỹ đã có 593 cửa hàng - đã mở thêm 281 cửa hàng trên toàn cầu, và tổng số sản phẩm thời trang mà họ sản xuất lên tới 600 triệu. Cũng trong năm ngoái, H&M đã mở rộng độ phủ của 5 thương hiệu lớn nhất của họ vào 70 thị trường mới.

Dù đưa ra những cam kết táo bạo về nguyên liệu bền vững, Zara vẫn tung ra 500 mẫu thiết kế mới mỗi tuần, khiến tổng số thiết kế trong năm ngoái đạt hơn 20.000.

Lượng sản phẩm khổng lồ của các thương hiệu thời trang đã gây áp lực lớn đối với môi trường. Chẳng hạn, để sản xuất một áo sơ mi, nhà sản xuất cần sử dụng một lượng nước đủ để một người bình thường uống trong 2 năm rưỡi. 

Ngành thời trang sử dụng tới 1,3 nghìn tỉ gallon nước mỗi năm chỉ để nhuộm sợi. Và không chỉ sử dụng nhiều nước, ngành còn gây ô nhiễm các nguồn nước.

Quá trình tái chế quần bò cũ thành nguyên liệu mới. Video: Heddels

“Mô hình kinh doanh của thời trang nhanh không bền vững về bản chất. Thách thức là áp dụng khái niệm giới hạn của hành tinh đối với từng doanh nghiệp, từng ngành. Nếu chúng ta biết qui mô tuyệt đối của thị trường, chúng ta sẽ xác định thị phần của từng thương hiệu? Hiện tại, phần lớn doanh nghiệp vận hành như thế toàn bộ thị phần nằm trong tầm kiểm soát của họ, ngay cả khi thị phần ấy có giới hạn”, Timo Rissanen, giáo sư bộ môn thiết kế thời trang và bền vững của Trường Thời trang Parksons ở thành phố New York, Mỹ, phát biểu.

Timo Rissanen nhận định rằng, trong trường hợp của H&M, việc họ đưa vật liệu bền vững vào sản xuất không tạo ra sự khác biệt lớn, vì trong năm 2018, họ đã sản xuất lượng sản phẩm có trị giá tới 4,3 tỉ USD.

Một người phát ngôn của H&M tuyên bố bền vững dã hằn sâu vào tư duy của tập đoàn, và rằng những người chỉ trích thường so sánh qui mô của H&M với nỗ lực tăng mức độ bền vững.

“Song thực tế cho thấy đó là hai vấn đề riêng biệt. Mục tiêu của chúng tôi là chuyển dịch sang mô hình kinh tế tuần hoàn toàn diện, trong đó các nguồn tài nguyên luôn có giá trị sử dụng và không thứ gì biến thành rác. Với chiến lược ấy, qui mô sản xuất của chúng tôi không gây tác động môi trường giống như tác động mà chúng tôi gây ra trong quá khứ”, người phát ngôn kết luận.

Nhạc Phong

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.