Vài năm gần đây, giá hạt điều tăng trở lại. Cây điều mang lại lợi nhuận cao hơn so với một số cây ngắn ngày khác. Vì vậy, nhiều người đã chuyển diện tích mía kém hiệu quả sang trồng điều.
Từ năm 2006, Việt Nam vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá xuất khẩu điều nhân luôn biến động và điều này đặt ra cho ngành điều Việt Nam trước thách thức mới là đầu tư vào giá trị gia tăng theo phương châm giảm lượng - tăng chất.
Giá điều khô tại thủ phủ điều Việt Nam, tỉnh Bình Phước tăng 3.000 đ/kg lên 40.000 đ/kg. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm nay, giá điều khô tại đây diễn biến giảm, với mức giảm khoảng 6.000 – 10.000 đ/kg.
Sản lượng điều của Ấn Độ trong năm 2017 - 2018 đạt mức cao kỷ lục là 817.000 tấn. Tuy nhiên, ngành điều nước này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do thiếu hụt điều nguyên liệu trong khi giá trên thị trường thế giới tăng cao.
Ngày 13.8, nguồn tin từ UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước cho biết sẽ thanh tra 16 chủ tịch xã sau khi báo Lao Động ngày 31.7 đăng bài: “ Bình Phước: Dân mất mùa điều vì nghe cán bộ khuyến nông ”.
Giá điều xuất khẩu bình quân mặt hàng hạt điều tháng 7 đạt 8.900 USD/ tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016, giảm 1,9% so với tháng 6, và giảm 13,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc vừa khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam không giao dịch với Công ty STE TOP ARABIC SARL A.U hoặc tên Văn phòng giao dịch tại Tây Ban Nha: MACROTEX TRADING SL.
Trước tình hình giá hạt điều nhân xuất khẩu vẫn đang trong xu hướng giảm, cơ quan quản lý khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến trong nước cần giảm công suất, liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, tập trung vào chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm.
80% nhà máy, cơ sở chế biến điều buộc phải tạm đóng cửa; trong khi, hàng không có mà bán. Đó là nghịch lý của ngành chế biến - xuất khẩu hạt điều đang diễn ra trong những ngày gần đây. Vì sao?