|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chuyện sản xuất hàng ở Việt Nam nhưng ghi 'Made in China' và sự linh hoạt của quy tắc xuất xứ

14:39 | 18/07/2019
Chia sẻ
Những trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng ở Việt Nam nhưng ghi xuất xứ Trung Quốc, hay nhập khẩu hạt điều từ Campuchia về rang nhưng ghi xuất xứ Việt Nam là các ví dụ cho thấy quy tắc xuất xứ rất linh hoạt và có độ tùy biến cao.

Sự linh hoạt và tùy biến cao độ trong quy tắc xuất xứ hàng hóa là nội dung chủ đạo mà nhiều người quan tâm trong buổi sinh hoạt chuyên đề "Thế nào là "Made in Vietnam" do Câu lạc bộ Café Số và Viện IPS tổ chức tại Hà Nội ngày 17/7.

Đề cập tới sự linh hoạt và phức tạp của quy tắc xuất xứ trên thế giới, bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đưa ra nhiều ví dụ.

Mỗi quốc gia, theo bà Hương, đều có quy định cụ thể về nhãn mác. Mỹ quy định dán nhãn trên bao bì của những sản phẩm từ nước ngoài. Mọi sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải có thông tin xuất xứ trên bao bì hoặc trực tiếp trên sản phẩm. 

Nhật Bản và Trung Quốc quy định việc dán nhãn cho thực phẩm nhập khẩu. Liên minh châu Âu quy định dán nhãn cho thực phẩm và mĩ phẩm nhập khẩu. Nga quy định dán nhãn cho mọi hàng tiêu dùng.

Câu chuyện sản xuất hàng ở Việt Nam nhưng ghi "Made in China" 

Bà Hương lấy ví dụ về một sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là Hộp vải đựng đồ Drona. Nhà sản xuất dùng vải mà họ mua từ Trung Quốc để làm hộp, nhưng mua bìa các tông, chỉ và một số phụ kiện khác ở Việt Nam.

Dù nhà sản xuất lấy giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A để xuất khẩu sang EU nhưng họ vẫn vẫn dán nhãn "Made in China" lên bao bì theo yêu cầu của khách hàng, dù toàn bộ khâu sản xuất diễn ra ở Việt Nam.

DSCF4076

Với tư duy thông thường của nhiều người, lẽ ra khi xuất khẩu sang Mỹ, nhà sản xuất phải ghi "Made in Việt Nam" trên nhãn mác.

Doanh nghiệp giải thích rằng họ làm vậy vì khách hàng không yêu cầu họ cung cấp bộ chứng nhận xuất xứ sản phẩm, chỉ yêu cầu cung cấp chi tiết nguyên liệu. Toàn bộ nhãn mác do đối tác bên Mỹ cung cấp đều đã ghi sẵn dòng chữ "Made in China".

Căn cứ vào quy tắc xuất xứ của Mỹ, vì sản phẩm ra đời từ vải bên Trung Quốc, nên nó có mã số HS 6307, thuộc chương Sản phẩm dệt may và không thuộc diện ưu đãi.

"Mặc dù doanh nghiệp sản xuất toàn bộ sản phẩm tại Việt Nam, nhưng vì quá trình dệt vải diễn ra bên Trung Quốc nên họ tự giác ghi nhãn là "Made in China" chứ không phải "Made in Việt Nam", bà Hương giải thích.

Tính tùy biến cao của quy tắc xuất xứ hàng hóa

Câu chuyện tương tự mà bà Hương nêu ra là việc chính phủ Mỹ áo thuế chống bán phá giá đối với thép có xuất xứ từ Việt Nam nhưng sử dụng nguyên liệu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Sản phẩm mà doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu là thép đã thành hình. Dù họ sử dụng thép trong nước của Formosa hay nhập khẩu thép rồi gia công, cán nguội thì sản phẩm vẫn đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ. Như thế, Việt Nam có thể cấp giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu nó sang Mỹ.

can nong thep

Đối với thép hình, Mỹ quy định lấy xuất xứ ở nước mà quá trình cán thép nóng diễn ra. Ảnh: pivot.com

Nhưng Mỹ chỉ coi thép hình là sản phẩm có xuất xứ từ Việt Nam nếu công đoạn cán nóng ra thép hình diễn ra ở Việt Nam, chứ không quan tâm tới công đoạn cán nguội. Quy định của họ là ghi xuất xứ ở nơi mà công đoạn cán nóng thép diễn ra.

"Quy tắc xuất xứ giống như rào cản thương mại. Khi một quốc gia muốn bảo vệ nền sản xuất trong nước, họ sẽ siết chặt hơn quy tắc xuất xứ để hạn chế nhập khẩu sản phẩm vào thị trường trong nước. Vì thế, cúng ta cần quy định quy tắc xuất xứ cụ thể cho từng mặt hàng", bà Hương nói.

Ví dụ, vùng lãnh thổ Đài Loan luôn muốn hạn chế hàng hóa Trung Quốc. Khi nhận thấy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đưa hàng sang Việt Nam rồi mới xuất khẩu sang Đài Loan, chính quyền hòn đảo ban hành quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt hơn, theo đó nhà máy sản xuất nằm ở đâu thì nơi đó là xuất xứ.

Do sự tùy biến cao độ của quy tắc xuất xứ, một số quy tắc có thể đúng ở Việt Nam nhưng lại trở thành sai ở nước khác, đặc biệt là khi nước đó muốn hạn chế một hoặc vài mặt hàng bằng cách ban hành quy tắc riêng.

Nestle Việt Nam là một ví dụ khác. Tập đoàn Nestle có hơn 500 nhà máy trên toàn thế giới. 2 nhà máy của họ ở Việt Nam lọt vào nhóm 5 nhà máy có sản lượng lớn nhất trong tập đoàn. Họ không chỉ bán sản phẩm ở thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu toàn cầu.

Dù sử dụng 100% nguyên liệu ở Việt Nam để sản xuất, Nestle Việt Nam không sử dụng nhãn mác "Made in Việt Nam". Đó là thực tế để chúng ta suy ngẫm.

Ngược lại, một doanh nghiệp sản xuất hạt điều ở tỉnh Bình Dương tìm những giống điều tốt nhất ở Việt Nam và Thái Lan để trồng. Họ thuê đất ở Campuchia để trồng hạt điều rồi đưa hạt điều về Việt Nam và rang, đóng gói để xuất khẩu với nhãn mác "Made in Việt Nam".

Về phương diện nguồn gốc và tỉ lệ nguyên liệu, rõ ràng 100% nguyên liệu tới từ nước ngoài. Nhà sản xuất chỉ thực hiện khâu rang và đóng gói ở Việt Nam, nhưng họ vẫn ghi xuất xứ Việt Nam. Trong trường hợp này, không ai đặt câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp không khai xuất xứ Campuchia?


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nhạc Dương

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.