Hành trình tới bình đẳng học tập nhờ công nghệ giáo dục ở châu Á - Thái Bình Dương (Phần 1)
Bất cứ khi nào một sinh viên có xuất thân nghèo khó ở Châu Á - Thái Bình Dương được nhận vào một trường đại học hàng đầu như Harvard hoặc Stanford, câu chuyện của họ sẽ trở thành tin tức ở địa phương, theo Entrepreneur.
Mặc dù cá nhân học sinh nên được tôn vinh, lí do cơ bản khiến nhà báo không nên đưa tin là: Bằng cách viết câu chuyện như thế, nhà báo thừa nhận một thực tế không phổ biến - những người thiếu tài nguyên hiếm khi học các trường nổi tiếng.
Sinh viên quốc tế ở Châu Á Thái Bình Dương từ xuất thân từ nhà giàu có thể tiếp cận rất nhiều điều kiện mà ngay cả sinh viên trung lưu cũng không thể.
Các điều kiện ấy bao gồm mọi thứ từ gia sư riêng và các hoạt động làm giàu tri thức đến các khóa học bổ trợ và tư vấn trực tiếp. Đối với đại đa số người dân ở châu Á, những tài nguyên ấy ngoài tầm với vì chi phí cao.
Chúng ta có vài cách tiếp cận mới đối với vấn đề này, và mỗi cách đều tiến triển theo hướng riêng.
Cách thứ nhất là tiếp cận thông tin, với luận điểm trung tâm là phần lớn học sinh không tận dụng những cơ hội mà họ có thể tiếp cận, đơn giản vì họ không biết chúng là gì. Thông tin về các trường không chỉ hiếm, mà còn khiến người đọc cảm thấy khó chọn lọc.
Giáo dục trực tuyến và các ứng dụng kết nối người dạy với người học đang bùng nổ ở châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: istock.com
Ở Philippines, Edukasyon cố gắng giải quyết bất bình đẳng thông tin này thông qua một cổng thông tin - nơi sinh viên có thể nghiên cứu các trường trong và ngoài nước, và nếu họ quan tâm, họ có thể hỏi thêm thông tin.
Nền tảng này đã thu hút hơn 500.000 người dùng, nên có một nhu cầu rõ ràng về một cơ sở thông tin và tài nguyên rõ ràng tập trung. Tuần này họ cũng vừa công bố vòng gọi vốn Series A, cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư hơn vào mô hình này.
Một cách tiếp cận khác là nơi các khóa học trực tuyến. Phương pháp giáo dục kỹ thuật số có ý nghĩa đối với nhiều trường hợp ở châu Á.
Một số thanh niên có thể có các công việc bán thời gian để giúp gia đình, như trang trại hoặc cửa hàng lân cận, khiến việc giáo dục trực tiếp toàn thời gian là bất khả thi.
Đối với những người khác, việc theo học đại học có thể quá tốn thời gian, chẳng hạn như đối với những sinh viên có thể phải đi lại từ một vùng nông thôn hẻo lánh vào thành phố.
Một doanh nghiệp cung cấp cơ hội cho giáo dục kỹ thuật số khả nổi bật là Topica, ra đời ở Việt Nam và hiện đang hoạt động tại Thái Lan, Indonesia và các thị trường khác ở Đông Nam Á.
Công ty cung cấp các khóa học kỹ năng ngắn, chẳng hạn như cung cấp dạy kèm tiếng Anh thông qua ứng dụng thực tế ảo. Điều đáng chú ý nhất là Topica cung cấp các khóa học cấp bằng, cho phép mọi người theo đuổi con đường học thuật mà không phải xáo trộn của họ.
Topica làm cho việc đến trường đại học đơn giản như đi bộ đến máy tính để bàn. Thực tế ấy khiến cho giáo dục trở nên toàn diện hơn nhiều.