|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hàng loạt công ty công nghệ tháo chạy khỏi Trung Quốc: Từ 'miền đất hứa' tới thị trường đầy thách thức với doanh nghiệp

07:31 | 20/06/2022
Chia sẻ
Trong thời gian qua, các công ty công nghệ nước ngoài như Airbnb hay Amazon đã lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc, báo hiệu sự khó khăn của thị trường này.

Với quy mô về dân số và nền kinh tế, Trung Quốc từ lâu đã trở thành thị trường mà các doanh nghiệp quốc tế không thể bỏ qua. Tuy nhiên, một loạt công ty, chẳng hạn như Airbnb và Amazon, đang lần lượt tháo chạy khỏi Trung Quốc, cho thấy các doanh nghiệp quốc tế đang ngày càng thận trọng hơn với thị trường tỷ dân, theo South China Morning Post.

Trong khi các cuộc cải cách kinh tế bắt đầu cách đây gần nửa thế kỷ, một tầng lớp trung lưu mới nổi gần đây đã khiến Trung Quốc trở nên hấp dẫn hơn đối với nhiều công ty toàn cầu. Ngay cả một trong những chế độ kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất trên thế giới cũng không đủ sức răn đe những gã khổng lồ internet.

Các doanh nghiệp internet lần lượt rời đi

Mark Zuckerberg, CEO công ty mẹ Facebook là Meta, vẫn được các quan chức Trung Quốc ủng hộ vào năm 2016, khi ông được nhìn thấy đang đi bộ công khai ở Bắc Kinh.

Trong khi Zuckerberg chưa bao giờ thành công trong việc tung ra các dịch vụ truyền thông xã hội của mình ở Trung Quốc, nhiều gã khổng lồ internet khác đã thử tham gia thị trường chỉ để tháo chạy nhiều năm sau đó. Sự kết hợp của cơ chế quản lý ngày càng nghiêm ngặt, sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng Trung Quốc đã khiến nhiều công ty rơi vào thế khó.

Chính điều này đã khiến hàng loạt công ty tháo chạy khỏi thị trường tỷ dân, mà điển hình phải kể tới Airbnb, công ty hàng đầu thế giới trong việc cho thuê và đặt phòng khách sạn.

“Kể từ khi đại dịch bùng phát, các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt tại Trung Quốc đã trở thành một phần khiến Airbnb rời đi. Tuy nhiên, đó không phải lý do chính”, Angela Zhang, Phó giáo sư tại Đại học Hong Kong nhấn mạnh.

Theo bà, lý do lớn nhất đến từ sự cạnh tranh của các ứng dụng nội địa, tiêu biểu như Meituan và Ctrip, những ứng dụng được tích hợp nhiều tính năng khác nhau thay vì chỉ tập trung vào duy nhất mảng cho thuê như Airbnb.

Airbnb thất bại tại Trung Quốc. (Ảnh: Techcrunch).

Sau Airbnb, một tên tuổi lớn khác là gã khổng lồ ngành thương mại điện tử Amazon. Công ty cho biết sẽ đóng cửa mảng kinh doanh máy đọc sách Kindle tại Trung Quốc từ ngày 30/6. Một năm trở lại đây, gã khổng lồ tới từ nước Mỹ đã không còn phân phối máy Kindle cho các đơn vị bán lẻ tại Trung Quốc.

Thực tế, Amazon đã bắt đầu việc rút khỏi thị trường tỷ dân từ năm 2019, thời điểm ông lớn này đóng các hoạt động thương mại điện tử để tập trung vào phân phối hàng xuyên quốc gia.

Trước đó, một loạt công ty hàng đầu trong nhiều lĩnh vực như Uber, LinkedIn hay Nike cũng lần lượt tháo chạy khỏi thị trường Trung Quốc vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như sự cạnh tranh của các đối thủ trong nước hay quy định mới của chính phủ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

"Miền đất hứa" trở thành "mảnh đất chết"

Cách đây một thời gian, Trung Quốc từng được coi như “miền đất hứa” với các doanh nghiệp nước ngoài. Thời điểm mới tới Trung Quốc, Airbnb đặt ra tham vọng lớn khi khẳng định sẽ đầu tư gấp đôi, tăng lược lượng lao động gấp 3 lần, nhưng mọi thứ nhanh chóng kết thúc chỉ sau 5 năm.

Các đối thủ tại Trung Quốc tăng cường những thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) khiến Airbnb vấp phải sự cạnh tranh lớn. Theo nhà phân tích Tang Wenhao của công ty nghiên cứu dữ liệu LeadLeo, tỷ lệ chiết khấu của Airbnb không hấp dẫn như một số ứng dụng khác.

Amazon, hay thậm chí cả eBay cũng gặp phải vấn đề tương tự. Mảng kinh doanh dịch vụ EachNet của eBay đã đóng cửa từ năm 2006. Trong khi đó, nền tảng mua hàng chung Groupon cũng không thể cạnh tranh với các công ty nội địa.

Riêng với Amazon, công ty được cho là chậm thích nghi với sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Trong khi những đối thủ như Taobao liên tục thu hút khách hàng Trung Quốc bằng những chiến dịch marketing rầm rộ, thì Amazon dường như tỏ ra khá thờ ơ.

Thậm chí, ngay cả khi kết hợp và cố gắng bản địa hóa nhiều nhất, một số công ty nước ngoài vẫn thất bại, tiêu biểu như Uber, công ty từng thành lập công ty con tại Trung Quốc và hợp tác cùng Baidu, nhưng vẫn không thể cạnh tranh với gã khổng lồ Didi.

Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nước ngoài gặp khó trong thời gian qua chính là việc chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định, tăng cường kiểm duyệt.

Thời điểm mới đóng cửa, người đại diện trang mạng xã hội tìm kiếm việc làm LinkedIn nhấn mạnh rằng “môi trường hoạt động tại Trung Quốc có nhiều thách thức, luôn đặt ra yêu cầu cao với các doanh nghiệp”.

Dù vậy, vẫn còn đó một số ngoại lệ, tiêu biểu là những công ty chuyên sản xuất phần cứng thay vì phần mềm, như Apple hoặc Tesla. Thậm chí, Apple và Tesla đều là những hãng smartphone hoặc xe điện có doanh số nằm trong top 3 tại Trung Quốc.

 

Năm 2021, chính phủ Trung Quốc tiếp tục siết chặt các ngành kinh doanh, trong đó bao gồm ngành internet. Các chuyên gia nhận định thời gian tới, có thể sẽ còn một số doanh nghiệp internet khác rời khỏi quốc gia này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Doanh Chính

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.