Hàng không giá rẻ sẽ có lợi thế trong thế giới hậu COVID-19?
Các nhà phân tích nói với CNBC rằng các hãng hàng không giá rẻ của châu Âu có lợi thế rõ ràng hơn so với các hãng lớn hơn trong thế giới hậu đại dịch COVID-19, cho dù các hàng quốc gia có nhận được những gói hỗ trợ khổng lồ từ chính phủ - xu hướng trên khắp thế giới đối với lĩnh vực vận tải này.
Hàng không giá rẻ phục hồi nhanh hơn
Hơn một năm qua là khoảng thời gian khó khăn đối với các hãng hàng không khi đại dịch COVID-19 khiến việc di chuyển, các chuyến du lịch bị gián đoạn hoặc ngừng hoàn toàn.
Tuy nhiên, tính đến hiện tại, các hãng hàng không giá rẻ (ở châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới) dường như đang có dấu hiệu phục hồi tốt hơn so với các hãng hàng không quốc gia, vốn thường được trợ giá hoặc ưu đãi.
Ông Paul Charles, giám đốc điều hành của công ty tư vấn du lịch sang trọng The PC Agency, nói với chương trình “Squawk Box Europe” của CNBC rằng: “Chúng ta đang thấy rằng các hãng lớn không thể phục hồi nhanh như vậy so với các hãng hàng không giá rẻ khi thoát khỏi đại dịch”.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế hồi đầu tháng 9 này cho biết, tính tổng thể thì tất cả các chuyến bay quốc tế và nội địa đều tăng trong tháng 7/2021 so với tháng 6, nhưng nhu cầu vẫn “thấp hơn nhiều so với trước đại dịch”. Riêng ở châu Âu, lưu lượng hành khách vẫn giảm 56,5% so với tháng 7/2019.
Tuy nhiên, easyJet, một hãng hàng không giá rẻ của Anh cho biết họ dự kiến sẽ đạt tới mức 60% công suất của năm 2019 - chỉ trong 3 tháng từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay. Để so sánh, IAG - chủ sở hữu của British Airways cho biết hãng chỉ dự kiến bay khoảng 45% công suất năm 2019 so với cùng kỳ.
Trong khi đó, một hãng hàng không khác là Lufthansa ước tính họ sẽ bay khoảng 40% mức của năm 2019 trong cả năm 2021. Trong khi đó, hãng hàng không ngân sách Ryanair cho biết lưu lượng cả năm tài chính của họ đến tháng 3 có thể đạt từ 90 đến 100 triệu hành khách - con số này sẽ đại diện cho từ 60% đến 67% trong số 148,6 triệu hành khách mà hãng đã bay trong cả năm 2019, tính đến tháng 3/2020.
Bà Laura Hoy, nhà phân tích vốn chủ sở hữu tại Hargreaves Lansdown nói rằng các hãng hàng không giá rẻ được hưởng lợi từ việc tập trung vào các chuyến bay ngắn. Chiến lược này hấp dẫn hành khách hơn vì rõ ràng là sự hạn chế di chuyển, đi lại vẫn đang diễn ra, nhiều người không chắc chắn về nguy cơ của đại dịch.
Ngoài ra, bà Hoy nói thêm rằng trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn và có khả năng bị gián đoạn hơn nữa trong tương lai, người tiêu dùng không muốn chi nhiều cho các chuyến bay, điều này cũng có lợi cho mô hình kinh doanh của các hãng hàng không giá rẻ.
Cổ phiếu Ryanair tăng 1,8% tính đến thời điểm hiện tại. Cổ phiếu của Wizz Air, một hãng giá rẻ khác tăng 7,5% so với cùng kỳ, trong khi easyJet chỉ giảm khoảng 9%. Wizz Air đã tiếp cận easyJet thông qua một vụ sáp nhập tiềm năng, nhưng hãng sau đó đã từ chối đề nghị này vào tuần trước.
Triển vọng của hàng không giá rẻ
Thực tế này xảy ra bất chấp việc các chính phủ khác nhau tại nhiều quốc gia trên toàn cầu đã bơm rất nhiều tiền để hỗ trợ các hãng hàng không, cụ thể là 9 tỷ euro (10,6 tỷ USD) mà chính phủ Đức đã trao cho Lufthansa. British Airways cũng đã nhận được khoản vay trị giá 2 tỷ bảng Anh từ chính phủ nước này từ tháng 12/2020.
“Viện trợ đã giúp họ vượt qua thời kỳ tồi tệ”, bà Hoy nói, nhưng nó không hỗ trợ sự phát triển lâu dài. Sự trợ giúp tài chính đi kèm với rất nhiều điều kiện, bao gồm các hạn chế đối với việc chi trả cổ tức. Ngoài ra, có những hoài nghi về việc liệu các chính phủ có thể đi bao xa để giữ cho các hãng hàng không tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.
Về phần mình, Charles nhận xét: “Sẽ có một sự thay đổi trong giai đoạn này vì các chính phủ đang tìm cách giảm tải ở những nơi họ có thể, họ không đủ khả năng để tiếp tục viện trợ qua các khoản vay lớn".
“Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ thấy một số chính sách nới lỏng theo thời gian, đặc biệt là ở châu Âu và bây giờ là lúc mọi người có thể thực sự thấy nhiều vốn cổ phần tư nhân bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực hàng không này. Nhiều hãng hàng không giá rẻ có thể nhờ đó mà lấy được thị phần từ các hãng nhà nước, truyền thống”, ông nói thêm.
Theo nghiên cứu của Bloomberg được công bố mới đây, các hãng hàng không thế giới đang nợ tới hơn 340 tỷ USD. Trong khi đó, tại Việt Nam, hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines báo lỗ lũy kế gần 18.000 tỷ đồng.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/