|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Hai cổ phiếu ‘họ’ Viettel lên đỉnh lịch sử

18:30 | 03/12/2023
Chia sẻ
Trong khi thị trường chung diễn biến lình xình, hai cổ phiếu “họ” Viettel thiết lập đỉnh lịch sử mới là CTR và VTK.

Diễn biến giá cổ phiếu 

Đóng cửa tháng 11, giá cổ phiếu CTR của Tổng Công ty Cổ phần Công trình Viettel dừng ở 92.000 đồng/cp. Đây là mức giá đóng cửa theo tháng cao nhất của mã này kể từ khi giao dịch trên thị trường UPCoM và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE. 

Với mức giá này, vốn hóa thị trường của Công trình Viettel đạt gần 10.400 tỷ đồng. Công ty lọt top vốn hóa lớn nhất ngành xây dựng, bỏ xa nhiều đơn vị khác trong ngành như Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (5.292 tỷ đồng), Coteccons (4.700 tỷ đồng), Xây dựng Hòa Bình (2.140 tỷ đồng), Hưng Thịnh Incons (1.448 tỷ đồng). 

Ước tính với giá đóng cửa 90.700 đồng/cp ngày 1/12, cổ phiếu CTR tăng giá khoảng 82,5% kể từ đầu năm, và gấp đôi so với mức đáy ghi nhận giữa tháng 11/2022. Đây cũng là vùng đỉnh của CTR thiết lập cuối tháng 4/2022.

Mức hiệu suất này của CTR vẫn kém một cổ phiếu “họ” Viettel khác là VTP của Viettel Post. Tính từ đầu năm giá cổ phiếu VTP tăng gần 98%, song vẫn cách xa vùng đỉnh lịch sử quanh 70.000 đồng/cp (giá đã điều chỉnh). 

Cũng giống như Công trình Viettel, Viettel Post đã nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Với giá đóng cửa 47.700 đồng/cp tại ngày 1/12, vốn hóa thị trường của Viettel Post đạt gần 5.400 tỷ đồng, bằng nửa Công trình Viettel. 

Mặc dù ghi nhận mức tăng thấp hơn, với gần 33% kể đầu năm, cổ phiếu VTK của CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel đóng cửa ở mức giá cao nhất kể từ khi giao dịch trên UPCoM. Với giá 23.200 đồng/cp tại ngày 1/12, vốn hóa của công ty này là hơn 200 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm cổ phiếu “họ” Viettel trên sàn. 

Mặc dù ghi nhận mức tăng thấp hơn, với gần 33% kể đầu năm, cổ phiếu VTK của CTCP Tư vấn Thiết kế Viettel đóng cửa ở mức giá cao nhất kể từ khi giao dịch trên UPCoM. Với giá 23.200 đồng/cp tại ngày 1/12, vốn hóa của công ty này là hơn 200 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm cổ phiếu “họ” Viettel trên sàn. 

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.