|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại bán ròng hơn 750 tỷ đồng tuần VN-Index lấy lại mốc 1.100 điểm

15:06 | 02/12/2023
Chia sẻ
Trong tuần 27/11 - 1/12, VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.100 trong tuần và kết thúc tuần tại 1.102,16, tăng 6,65 điểm, tương đương tăng 0,6% so với tuần trước đó. Khối ngoại bán ròng tổng cộng 752 tỷ đồng trên toàn thị trường.

VN-Index trải qua một tuần biến động hẹp với thanh khoản thấp, thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Trong hai phiên đầu tuần, chỉ số đã một lần nữa kiểm định mốc hỗ trợ 1.080.

Sau khi duy trì được hỗ trợ, VN-Index đã tăng điểm và kiểm định mốc tâm lý 1.100 trong 3 phiên cuối tuần. Kết quả VN-Index đã chinh phục thành công mốc 1.100 trong tuần và kết thúc tuần tại 1.102,16, tăng 6,65 điểm, tương đương tăng 0,6% so với tuần trước đó.

Giá trị giao dịch bình quân phiên trên toàn thị trường trong tuần ở mức 15.042 tỷ đồng, giảm 28,9% so với tuần trước và giảm 20,8% so với trung bình 5 tuần gần đây. Xét theo ngành, thanh khoản giảm ở tất cả các ngành. Cụ thể, bất động sản và chứng khoán có giá trị giao dịch giảm mạnh nhất, nhưng tăng về điểm số. 

VHM trở lại dẫn dắt đà tăng của VN-Index với mức đóng góp gần 2 điểm trong tuần, hai vị trí tiếp theo là BID (+0,78 điểm) và HPG (+0,73 điểm). Chiều giảm điểm, VCB ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số với mức tác động giảm 1,38 điểm.

 

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trong tuần qua, NĐT nước ngoài bán ròng gần 707 tỷ đồng trên HOSE, đánh dấu tuần rút ròng tuần thứ 4 liên tiếp. Tính riêng khớp lệnh, khối ngoại bán ròng hơn 510 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy khối ngoại bán ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUESSVFL với quy mô 204,1 tỷ đồng. Tương tự, FUEVFVND cũng bị bán ròng 95,9 tỷ đồng.

Cổ phiếu VNM tiếp tục nằm trong danh mục rút ròng của khối ngoại với giá trị 160,2 tỷ đồng. Các đại diện còn lại trong danh mục bán ròng cũng gọi tên nhiều mã vốn hóa lớn như MSN (138,6 tỷ đồng), STB (129,3 tỷ đồng), MWG (129,3 tỷ đồng), VIC (105,5 tỷ đồng), SSI (82,5 tỷ đồng), VCB (71,5 tỷ đồng), ...

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DGC của Hóa chất Đức Giang được nhà đầu tư nước ngoài mua mạnh nhất với giá trị 107 tỷ đồng trong tuần qua. Ở nhóm dầu khí, PLX được gom ròng với 54,1 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ ba trong Top10 là mã SAB của Sabeco với quy mô 52,8 tỷ đồng. Kế đó, dòng tiền ngoại còn tìm đến NKG, HPG, HAG, NLG, CTR, FRT, EVF, ... với giá trị 34 - 53 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng 2/5 phiên. Tính chung cả tuần khối này tiếp tục bán ròng hơn 12 tỷ đồng, nhưng mua ròng với khối lượng 57.700 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 23 tỷ đồng gom cổ phiếu HUT của Tasco. Theo sau, cổ phiếu PVS cũng được khối ngoại mua ròng 10,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, danh mục mua ròng có sự góp mặt của LAS, PVI, EVS với giá trị quanh 1 tỷ đồng.

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng 22,4 tỷ đồng ở cổ phiếu IDC, theo sau là 5,3 tỷ đồng mã TIG, cùng với đó là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu như CEO, THD, TNG... với giá trị dưới 5 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tục với tổng quy mô rút ròng trong tuần gần 33 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu TCI của Chứng khoán Thành Công dẫn đầu với quy mô gần 18,8 tỷ đồng. Kế tiếp, nhà đầu tư nước ngoài cũng gom ròng 7 tỷ đồng mã MPC và các giao dịch tương tự với quy mô thấp hơn như LTG, OIL, QNS ...

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất 46 tỷ đồng ở cổ phiếu BSR của Lọc Hóa dầu Bình Sơn. Theo sau là các giao dịch bán ròng các cổ phiếu VEA (6,8 tỷ đồng), ACV (5,6 tỷ đồng), MCH (4,6 tỷ đồng), GDA (1,1 tỷ đồng), ...

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Thu Thảo

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.