|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Gọi vốn Startup: Nhìn nhận từ một cuộc chơi

16:24 | 23/10/2018
Chia sẻ
Startup đói vốn. Những sân chơi như 'Shark Tank" đang ngày càng nóng chứng tỏ điều đó. Nhưng, gọi vốn có nên làm bằng mọi giá, ai là những người sẵn sàng đầu tư
goi von startup nhin nhan tu mot cuoc choi Những màn gọi vốn đậm chất ‘ngông' trong Shark Tank Việt Nam
goi von startup nhin nhan tu mot cuoc choi
Anh Nguyễn Tuấn Anh (đứng giữa)

Ngày 21/10, tôi xuống Melbourne để tham dự Ngày kêu gọi vốn (Pitch Day) của một startup mà tôi được mời làm 'mentor'. Đây là sự kiện Startup Insider năm đầu tiên do YSO - Youth Support Organisation tổ chức. Xin chia sẻ một vài suy nghĩ cá nhân sau sự kiện này để giúp những người trẻ startup có thêm góc nhìn (cũng như các nhà tổ chức có thêm dữ kiện cho những năm tiếp theo).

Dự án mà tôi có 1 tháng "quân sư" cho các bạn co-founders để chuẩn bị piching là một "Sàn cung cấp dịch vụ một cổng" cho sinh viên quốc tế tại Úc: iDibs.

Vốn là những cựu du học sinh quốc tế, nay ở lại Úc sống và làm việc, chính các bạn founders đã trải qua những vấn đề nhức nhối của "internationals" (tức là những người đến từ các nước khác) khi làm việc với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (visa, việc làm, thuê nhà, dịch vụ cuộc sống, v.v...): Đó là sự quá tải về thông tin trong khi "niềm tin" và "sự tiện lợi" rất hạn chế. Vấn đề cũ, nhưng với cách làm mới, sử dụng công nghệ, họ quyết tâm xây dựng một nền tảng để "internationals" và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể tìm đến với nhau, làm việc với nhau một cách tin tưởng và hiệu quả nhất.

Đây là một nhóm startup rất thiện chiến, từ thái độ đến kỹ năng, làm việc hết mình và đầy đam mê. Team gồm ba co-founders, có kỹ năng bổ trợ và hoàn thiện nhau: một Singapore, sang Úc học và tốt nghiệp ngành marketing sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại Singapore (Heng Hao Teo); một Trung Quốc, tốt nghiệp ngành tài chính kế toán (Linhan Li), và một Việt Nam (Thái Trần), tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, là lập trình viên trưởng (Trong hình là tôi với Heng Hao Teo và Linhan Li).

Trong hơn một năm qua (tức là trước khi tôi tham gia mentor), startup team này đã xây dựng và đưa vào hoạt động 'MVP' iDibs, hệ thống đã qua giai đoạn thử nghiệm và bắt đầu có doanh số (revenue generating). Việc của tôi là giúp các bạn hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch marketing để thuyết phục các nhà đầu tư.

Tuy đã nỗ lực hết mình để làm việc (tôi ở Sydney, hai bạn ở Melbourne và một bạn ở Việt Nam, làm việc với nhau qua Skype trong điều kiện khác múi giờ khá vất vả), với mục tiêu trình bày thuyết phục nhất trong Pitch Day, nhưng nói thật chúng tôi đã không kỳ vọng sẽ nhận được đầu tư như mong muốn từ các 'sharks' lần này!!

Và thực tế cũng đã diễn ra như vậy. Mặc dù trình bày ấn tượng, trả lời xuất sắc tất cả các câu hỏi chất vấn của các 'sharks', nhưng iDibs chỉ nhận được một offer đầu tư khiêm tốn, với mức chưa tới 1/3 mức vốn cần gọi kèm một số điều kiện cần làm rõ (gọi $171k cho 10%, nhận được offer $50k cho cùng mức sở hữu).

Tại sao chuyện này diễn ra?

Lý do chính nằm ở cái mà lâu nay vẫn đang được bàn cãi rất sôi nổi: thế nào là startup, startup nên được hiểu như thế nào?

Trong quan điểm của cá nhân tôi, dự án startup hoàn toàn khác với dự án small business. iDibs là một dự án startup theo đúng bản chất của từ này: doanh nghiệp sáng tạo, xử lý một vấn đề (truyền thống) bằng một giải pháp cải tiến (innovative) có tính chất thay đổi lối làm việc thông thường (disruptive) và có khả năng bùng bổ tăng trưởng (exponential growth), nhưng (một chữ "nhưng" rất lớn) thành công không được bảo đảm một cách chắc chắn bởi có rất nhiều rủi ro chưa thể hình dung hết. Bản chất của startup gắn liền với rủi ro (high risk, high return).

Đây cũng chính là lý do chính mà hầu hết các 'sharks' từ chối lời gọi vốn của iDibs, mặc dù trình bày ấn tượng và các câu hỏi đưa ra đều được trả lời thuyết phục.

Theo tôi nhớ là không có câu trả lời nào mà startup không trả lời được. Thậm chí khi các 'sharks' đưa ra các hỏi rất chi tiết về tài chính, vốn thường chỉ được thực hiện trong giai đoạn 'due diligence', sau khi hai bên đã ký Thỏa thuận Bảo mật (NDA - Non Disclosure Agreement), iDibs cũng đã rất nhiệt tình lôi hết các số liệu bán hàng thực tế cũng như kế hoạch tài chính chi tiết lên màn hình lớn giữa hội trường để thuyết phục các 'sharks'.

Thế nhưng các 'sharks' vẫn không bị thuyết phục. Và lý do chính vẫn là 'dự án quá tham vọng và nhiều rủi ro'.

Các 'sharks' không phải không có lý khi đưa ra nhận định và quyết định này. Các 'sharks' nhận lời tham gia Startup Insider năm đầu tiên này đều là những người có tâm với các bạn trẻ, bên cạnh lý do muốn tìm dự án phù hợp để đầu tư (tôi cho đây là lý do phụ), thì họ chủ yếu tham gia với cái tâm đóng góp, với mong muốn góp phần xây dựng sân chơi khởi nghiệp cho tuổi trẻ ở Melbourne nói riêng và toàn Úc châu nói chung.

Nói cách khác, trong hoàn cảnh này họ nên được coi là những 'angel investors' (nhà đầu tư thiên thần), chứ không phải là những nhà đầu tư mạo hiểm (VC). Trong khi đó dự án iDibs đã phát triển hơn 1 năm, đã có MVP (minimum viable product) bắt đầu kiếm được tiền, nhận được nhiều sự phản hồi tích cực và đang đứng trước nhu cầu sử dụng tăng cao của khách hàng. iDibs đang đứng trước thời cơ bùng nổ và cần được tiếp nhiên liệu từ các VC.

" Theo đánh giá của tôi, và tôi đã chia sẻ với iDibs về đánh giá này ngay trước ngày pitching: sự chưa tương thích về động cơ của nhà đầu tư khi tham gia chương trình (họ là những nhà đầu tư thiên thần, tham gia chủ yếu để hỗ trợ, giúp đỡ) và bản chất chứa đựng nhiều rủi ro của dự án iDibs sẽ khó có thể giúp iDibs nhận được đầu tư từ lần gọi vốn này.

Tuy nhiên, chúng tôi xác định đây vẫn sẽ là một cuộc tập dượt quan trọng để hoàn thiện kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện cách trình bày, và nhận thêm các đóng góp hữu ích từ những người đi trước để có thể thành công (lớn) ở lần tiếp theo.

Nếu tài sản lớn nhất và quan trọng nhất của các doanh nghiệp là con người, thì tôi tin iDibs nhất định sẽ thành công.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Tuấn Anh, Founder & Director Opalese

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.